Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu | |
Hệ sinh thái tài chính số hiện đại sẽ được xây dựng xong vào năm 2030 | |
Ngân hàng kỳ vọng chuyển đổi số giúp tăng doanh thu ít nhất 10% |
Ngày 24/12,ềukếtquảthựchiệnchuyểnđổisốtrongngànhYtếfk qarabag vs Bộ Y tế buổi họp báo nhằm chuẩn bị cho Chương trình Chuyển đổi số Y tế Quốc gia 2020 (diễn ra vào 29-30/12).
Ông Hà Anh Đức phát biểu tại họp báo. |
Thời gian qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn...
Cụ thể, 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; có 10 bệnh viện và 1 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy;
23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim. Một số bệnh viện đã sử dụng mạng xã hội trong tương tác bệnh nhân như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, phát triển ứng dụng bệnh án điện tử cho bệnh nhân; ứng dụng điện toán đám mây ở Nghệ An, Tiền Giang, Kon Tum....
Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Hiện tại đã có 99.5% các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã đẩy mạnh việc khám chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế bằng việc khai trương 1.000 cơ sở khám chữa bệnh từ xa.
Ngành Y tế cũng triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng rô-bốt trong y tế. Hiện nay đang có 4 hệ thống rô-bốt nổi bật được ứng dụng trong y học hiện đại. Rô-bốt phẫu thuật nội soi Da vinci, rô bốt phẫu thuật cột sống Renaissance, rô-bốt phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và rô bốt phẫu thuật thần kinh Rosa.
Ngoài ra, ngành Y tế đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại một số bệnh viện như Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh.
Về việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, theo báo cáo của Bộ Y tế hiện nhiều tỉnh, TP trực thuộc trung ương đã bước đầu triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử quản lý sức khỏe người dân liên tục, suốt đời như Tỉnh Phú Thọ, Tỉnh Bình Dương…
Riêng với việc ứng phó với đại dịch Covid-19, ông Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế cho hay, website ncov.moh.gov.vn là sản phẩm đầu tiên của công nghệ thông tin được ứng dụng.
"Trong những tháng đầu năm khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân rất hoang mang cùng nhiều câu hỏi về căn bệnh này. Nhận thức được nhu cầu đó, chúng tôi đã xây dựng nền tảng truyền thông với website này để giải quyết mọi thắc mắc của người dân. Tất cả thông tin liên quan phòng dịch, giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ đều có mặt trên trang", ông Đức cho hay.
Bên cạnh đó, các ứng dụng truy vết như khai báo y tế trực tuyến, phần mềm bluezone…, góp phần quan trọng trong việc phát hiện các trường hợp nghi nhiễm. Hiện Bộ Y tế cũng trong quá trình phát triển một bản đồ về mức độ an toàn của Covid-19 và phần mềm quản lý toàn diện người nhập cảnh.