【getafe – sevilla】Mạnh dạn bước để kinh tế không gãy

Sao phải “phút 89”?ạnhdạnbướcđểkinhtếkhônggãgetafe – sevilla

Những ngày qua ghi nhận những thời khắc dò dẫm đến tận “phút 89”. Điển hình trong đó là mở cửa đón khách du lịch quốc tế, công việc được xác định là cực kỳ cấp bách bởi đây là lĩnh vực có thể nhìn thấy tiền ngay khi trước thời kỳ đại dịch, cứ trung bình 2 tuần Việt Nam thu được 1 tỷ USD doanh thu từ khách quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Vân Phong, ngày 12/3/2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Vân Phong, ngày 12/3/2022.

Từ ngày 16/2/2022, Chính phủ đã đồng ý chủ trương mở lại hoạt động du lịch quốc tế, nội địa từ ngày 15/3/2022 trên cơ sở đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chắc chắc về mốc thời gian này, một không khí rộn ràng lan tỏa khắp nơi, dù vậy, cho đến ngày này thì lại rơi vào tình trạng “nín thở” vì quy định y tế thế nào với khách nhập cảnh vẫn chưa ngã ngũ.

Để duy trì… khí thế, chiều 15/3, Tổng cục Du lịch Việt Nam vẫn công bố chính thức mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới. Theo đó, mở lại toàn bộ hoạt động du lịch cả đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và tại tất cả các cửa khẩu, nhưng vấn đề quan trọng nhất là khách đến có đạt “tiêu chuẩn” vào được Việt Nam không thì đành… bỏ ngỏ.

guồn: TTXVN
Nguồn: TTXVN

Cho đến tối ngày 15/3, một Hội nghị về triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối điểm cầu tới một số địa phương trong nước và 94 Đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tình hình đón khách trở nên rất “gay cấn” khi thông tin từ hội nghị cho thấy, hiện nay có khoảng 50 nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều nước ở Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore đã triển khai các biện pháp nới lỏng quy định nhập cảnh, miễn xét nghiệm PCR và miễn cách ly cho khách quốc tế để kích cầu du lịch.

Một ngày sau đó, ngày 16/3, truyền thông đồng loạt loan tin quy định của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh, với điểm nổi bật là khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam không cần cách ly, không cần xét nghiệm lại. Rõ ràng đây là quy định không thể không ban hành, nhưng sao lại phải ban hành vào “phút 89”, làm giảm đi biết bao nhuệ khí tiến lên phía trước của quá trình mở cửa.

Lửa cháy chân mày

Việt Nam đã vừa trải qua những thời khắc chống dịch như “lửa cháy chân mày” với thành lũy, pháo đài, cách ly, phong tỏa khắp nơi nơi. Từ tháng 10 năm ngoái, Chính phủ đã xác định “sống chung” và giờ là từng bước "bình thường hóa" với dịch Covid-19. Quá trình “bình thường hóa” cũng phải được xem như “lửa cháy chân mày”, bởi nếu còn chần chừ, e ngại, nền kinh tế còn lỡ nhịp với thế giới, mà ngay trong mở cửa du lịch, lỡ nhịp đã là điều có thể nhìn thấy.

Phải tranh thủ được thời gian

“Chậm phục hồi kinh tế có thể xảy ra nếu không quyết liệt, tập trung thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân cả nước phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội để sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao ngay trong quý I/2022, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đề ra”. - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa tiếp tục ban hành công điện đôn đốc triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là công điện thứ hai được ban hành chỉ trong vòng một tháng qua, vẫn một yêu cầu triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình này. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh hơn nữa việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Một loạt công việc được người đứng đầu Chính phủ yêu cầu hoàn thành dứt điểm trong tháng 3/2022 như Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện danh mục nhiệm vụ, dự án và phương án bố trí vốn trong 2 năm 2022 - 2023 và từng năm 2022, 2023 của chương trình, báo cáo cấp có thẩm quyền; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; nghị định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành nghị định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm 2022…

Nói không làm được?

Đã là “lửa cháy chân mày”, thì các quyết sách phải được ra kịp thời, nhậy bén và được triển khai thực hiện ngay, thực hiện hiệu quả, ra quân đồng loạt, dọc ngang thông suốt. Chính phủ yêu cầu các địa phương bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Chỉ đạo của Chính phủ là rất trúng, nhưng đi vào thực tế không dễ. Như trong câu chuyện thò ra rụt vào của các văn bản liên quan đến quản lý F0 chỉ được ra khỏi “phòng” chứ không được ra khỏi “nhà”, trong khi F0 chạy khắp nơi đã không còn là chuyện có thể quản hay không quản được. Nhất là tại một số địa phương như Long An, Cà Mau thậm chí còn kêu gọi F0 không triệu chứng đi làm trên tinh thần tự nguyện.

Hay với thông điệp “5K”, từ nơi từng phải chịu đựng sự “càn quét” của dịch bệnh dữ dội nhất cả nước, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã lên tiếng rằng một số nội dung của “5K” như khoảng cách, không tập trung đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi trong tình hình mới, học sinh đến trường, cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Ông Nên nêu rõ quan điểm: "Tình hình thay đổi, nếu chúng ta cứ kêu gọi thực hiện 5K, mà không sửa lại cho phù hợp thực tế sẽ khó thực hiện, hoặc nói mà không làm được”. Dù vậy, từ trung ương, chưa có bất kỳ phản hồi nào về điều này. Thông điệp “5K” gồm "khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế" là những khuyến cáo được Bộ Y tế đưa ra hồi tháng 8/2020.

Thực tế, tại nhiều quốc gia, thậm chí đến chữ “K” đầu tiên là khẩu trang cũng đã được xếp lại. Tại Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Anh từng là “thủ phủ” của dịch bệnh, từ tháng 2 năm nay đã bắt đầu bỏ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang. Theo cách tính mới của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hơn 70% dân số nước này sống ở khu vực không khuyến nghị đeo khẩu trang, trong đó có cả các trường học ở vùng xanh và vùng vàng. Đáng chú ý, Mỹ hay Anh, Pháp…đều là các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin “thua” Việt Nam.