【bxh bangladesh】Nguy cơ xung đột Israel và Palestine lại tái diễn
Tranh chấp tại vùng Bờ Tây giữa Israel và Palestine lại diễn ra bất chấp Liên Hiệp Quốc lên tiếng cảnh báo.
Các tín đồ Hồi giáo Palestine tại đền Al-Aqsa (mà Israel gọi là Núi Đền) ở Jerusalem,ơxungđộtIsraelvPalestinelạitidiễbxh bangladesh ngày 22-4-2022. Ảnh: AFP
Căng thẳng đang tiếp tục leo thang tại khu vực Bờ Tây và Đông Jerusalem khiến tình trạng mất an ninh trật tự trở nên nóng hơn thời gian gần đây. Theo báo cáo chưa đầu đủ, trong năm 2022, số nạn nhân Palestine thiệt mạng trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh Israel ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng đã lên tới 224 người, trong đó có 53 người ở Dải Gaza.
Nguy cơ bùng phát xung đột ngay trong những ngày đầu năm 2023 này càng đẩy lên cao khi Bộ trưởng An ninh Israel Itamar Ben-Gvir đã tới thăm khu phức hợp tọa lạc đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa mà Israel gọi là Núi Đền ở Jeruslem, thánh địa thiêng liêng đối với cả người Do Thái và người Hồi giáo.
Sở dĩ có sự lo ngại trên là do theo quy định người Do Thái được phép thăm khu đền này nhưng không được cầu nguyện tại đó, do đó, việc Bộ trưởng Ben Gvir đến khu phức hợp này được cho là có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột mới.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng Israel đến khu vực này trong 5 năm qua. Tuy nhiên, không có dấu hiệu ông Ben-Gvir tiến sâu vào khu vực đền thờ.
Khu đền Al-Aqsa/Núi Đền nằm ở Đông Jerusalem, vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 và sáp nhập sau đó. Khu vực này là tâm điểm của nhiều làn sóng bạo lực giữa người Do Thái tại Israel và người Hồi giáo suốt hàng chục năm qua.
Theo quan chức Israel, các chuyến thăm trước đây của các bộ trưởng Israel tới khu đền này là phù hợp, bởi lẽ theo quy định tại đây cho phép người Hồi giáo cầu nguyện tại đền thờ trong khi các tín đồ tôn giáo khác chỉ được phép tham quan.
Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Ben-Gvir đến khu đền trên đã bị dư luận trong, ngoài nước phản đối.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã lên tiếng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hiện trạng tại các thánh địa, đồng thời kêu gọi tất cả kiềm chế hành động có thể làm leo thang căng thẳng trong và xung quanh khu vực thánh địa.
Nhà lãnh đạo đối lập, cựu Thủ tướng Israel Yair Lapid cảnh báo chuyến thăm của ông Ben-Gvir sẽ thổi bùng bạo lực.
Còn Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh gọi chuyến thăm này là mưu đồ của Israel nhằm biến đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa “thành ngôi đền của người Do Thái”. Phát biểu trước nội các của mình, Thủ tướng Shtayyeh kêu gọi người Palestine “chống lại các cuộc đột kích vào đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa”.
Trong khi đó, Phong trào thánh chiến Hồi giáo ở Gaza cảnh báo việc ông Ben Gvir tiến vào khu đền sẽ “mở ra cánh cửa cho một cuộc nổi dậy công khai”.
Ông Hussein Al-Sheikh, Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), cho rằng việc ông Ben-Gvir tới đền Al-Aqsa với tư cách là Bộ trưởng An ninh Israel là “thách thức trắng trợn”.
Trong tuyên bố ngày 3-1, Bộ Ngoại giao Jordan đã phản đối chuyến đi của ông Ben Gvir tới đền Al-Aqsa.
Trong một động thái tương tự, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) phản đối việc quan chức Israel thăm đền Al-Aqsa. Bộ Ngoại giao Saudi Arabia đã ra tuyên bố “bày tỏ sự lên án của Vương quốc Saudi Arabia về hành vi kích động của một quan chức Israel, người đã vào khu phức hợp đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa”.
Mặc dù phản ứng của hai nước Saudi Arabia và UAE không nêu đích danh quan chức Israel. Tuy nhiên, mọi người đều ngầm hiểu quan chức được nhắc đến là ám chỉ ông Ben-Gvir. Chính yếu tố trên đã dấy lên quan ngại nguy cơ gia tăng căng thẳng dẫn đến xung đột giữa Palestine và Israel càng nóng hơn.
HN tổng hợp