【ket qua totenham】Đầu tư cho công tác gia đình

Trong tổ chức thực hiện “Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020,Đầutưchocngtcgiađket qua totenham tầm nhìn đến năm 2030”, Hậu Giang đạt được nhiều kết quả, từng bước hướng tới xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần cho xã hội phồn vinh...

Tuyên tuyền dưới hình thức trực quan về công tác gia đình tại ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A.

Để gia đình phát triển bền vững

Bà Phạm Thị Kim Ba, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình ấp Bình Trung, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Những năm qua, khi có câu lạc bộ này, chúng tôi đã có thêm sân chơi có ích cho chị em phụ nữ và cả mấy anh. Tham gia vào câu lạc bộ họ được tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển sản xuất, tham gia hụi xoay vòng và đặc biệt là chia sẻ cùng nhau những cách xây dựng gia đình ấm êm, hạnh phúc, hạn chế dần những tình trạng bạo lực trong gia đình”.

Hơn 10 năm qua, chị Kim Ba không nhớ đã bao lần tiếp nhận những thông tin về những bất hòa trong gia đình cần trợ giúp, những hoàn cảnh khốn khó cần hỗ trợ. Chị cùng ngồi lại và chia sẻ bằng kinh nghiệm của chính mình, từ các gia đình hạnh phúc mà chị có dịp gặp gỡ, để hỗ trợ thêm thông tin, kinh nghiệm trong cách nuôi dạy con cái, dung hòa tính nết nhau trong cuộc sống hàng ngày. Niềm vui của chị chính là được thấy có nhiều gia đình hạnh phúc, thu nhập khá dần, nuôi dạy con ăn học đến nơi đến chốn…

Đây là một trong những mô hình hiệu quả, có sự vào cuộc của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng những mô hình tốt, giúp các gia đình có thêm nhiều điều kiện để phát triển. Thời gian qua, nhiều câu lạc bộ ra đời, dựa vào điều kiện thực tế của từng nơi, từ câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, câu lạc bộ gia đình văn hóa, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình…

Những lớp tập huấn về công tác gia đình cũng được tổ chức hàng năm dành cho đội ngũ làm công tác gia đình các cấp; tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày Quốc tế Hạnh phúc, Gia đình Việt Nam… dưới hình thức hội thao, hội thi gia đình tài năng, gia đình với văn hóa giao thông, nấu ăn, cắm hoa…

Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ: “Chúng tôi đã tạo nhiều điều kiện, xây dựng và củng cố hoạt động của các câu lạc bộ về gia đình, phối hợp với các sở, ngành có liên quan để cùng xây dựng và nhân rộng những mô hình hay, hiệu quả, tuyên dương những gia đình có hoạt động nổi bật; xây dựng và nâng chất gia đình văn hóa thường xuyên, tổ chức cuộc thi có sức lan tỏa, như Mô hình có cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, để các gia đình cùng tham gia…”.

Sự vào cuộc đồng bộ

Hậu Giang có 198.952 hộ gia đình, trong đó có hơn 92% gia đình đạt chuẩn văn hóa. Trong những năm qua, công tác gia đình được các ngành, các cấp từng bước quan tâm, không chỉ tạo điều kiện cho các gia đình từng bước xây dựng cuộc sống đủ đầy, có thêm nhiều điều kiện để nuôi dạy con cháu nên người, mà còn được tham gia vào nhiều câu lạc bộ, tổ, nhóm để có thêm nhiều kiến thức, giúp xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ban Chỉ đạo Công tác gia đình tỉnh đã chỉ đạo sâu sát, có kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác gia đình, từ đó, công tác ngày càng đi vào chiều sâu, có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành, các cấp.

Các ngành khác đã cùng vào cuộc đồng bộ, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc từ nhận thức đến hành động, mang lại nhiều kết quả thiết thực. Ngành giáo dục và đào tạo đã lồng ghép kiến thức giáo dục gia đình vào các môn học trong chương trình chính khóa, ngoài giờ lên lớp phù hợp từng cấp học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phát huy vai trò của học sinh trong giữ gìn gia đình hạnh phúc, xây dựng gia đình văn hóa; ngành lao động - thương binh và xã hội phát huy hiệu quả công tác an sinh, xây dựng nhiều mô hình về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cấp hội tổ chức đa dạng các hoạt động hỗ trợ chị em trong giữ gìn, xây dựng mái ấm hạnh phúc… ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tập huấn, cung cấp những kiến thức về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng và nhân rộng những mô hình hiệu quả…

Công tác tuyên truyền cũng được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm, để mọi người dân đều được tiếp cận và thụ hưởng những thông tin mới, kiến thức mới. Trong kế hoạch thực hiện các đề án của “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngoài việc xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, từ tập huấn kiến thức, tuyên truyền tạo nhiều sân chơi để các gia đình cùng tham gia, tổ chức thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A và ấp 1, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ.

Thông qua hình thức trực quan, góp phần cung cấp kiến thức, giúp người dân thay đổi hành vi theo hướng tích cực, cùng chung tay xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại… Đây cũng là cách tuyên truyền hiệu quả, giúp người dân hiểu mình phải làm gì để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng xã hội phồn vinh, phát triển...

Hậu Giang có 198.952 hộ gia đình, trong đó có hơn 92% gia đình đạt chuẩn văn hóa. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A và ấp 1, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ.

 

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ