Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là Bộ sẽ bỏ điểm sàn (mức điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để xét tuyển vào các trường ĐH,ỏđiểmsànđạihọcCáctrườngsẽtuyểnsinhbằngmọigiákèo real sociedad CĐ).
Sau khi Bộ GD-ĐT đưa ra điểm mới này, nhiều trường ĐH đã có những ý kiến khác nhau.
TS. Nguyễn Thi Phương, Trưởng phòng Công tác Chính trị - Truyền thông (ĐH Mỏ-Địa chất) bày tỏ quan điểm: Đối với các trường ĐH, nguồn tuyển sinh “đầu vào” có ý nghĩa rất quan trọng để có thêm kinh phí trang trải cho các hoạt động chi thường xuyên (đảm bảo chi trả lương cho giảng viên, hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo). Đây là mong muốn của hầu hết các trường ĐH, CĐ trong bối cảnh tự chủ ĐH đã trở thành pháp lệnh.
Khi Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn có thể sẽ khiến các trường tốp đầu, tốp giữa giảm nguồn tuyển sinh “đầu vào”. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu tích cực chứ không phải tiêu cực. Việc quyết định lấy ngưỡng điểm chuẩn xét tuyển như thế nào là một tiêu chí quan trọng khẳng định thương hiệu của các trường. Điều này giúp họ chú trọng đến chất lượng đào tạo hơn là bằng mọi cách phải chạy theo chỉ tiêu tuyển sinh.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2016
Còn đối với các trường ĐH, CĐ tốp dưới, việc bỏ điểm sàn sẽ tạo thuận lợi cho các trường có thêm nguồn tuyển sinh “đầu vào”. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là có thể sẽ có trường tuyển sinh bằng mọi giá, lấy thí sinh chỉ đạt 12-13 điểm cho 3 môn thi thì Bộ GD-ĐT cần phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng “đầu vào” và “đầu ra”.
Hiện nay, đang có ý kiến lo ngại Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn là giúp thí sinh có nhiều cơ hội chọn nhiều trường ĐH, CĐ nhưng lại khiến các trường khó lọc thí sinh “ảo”. Để khắc phục tình trạng này, với cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT đã có nhiều cải tiến và kinh nghiệm của những năm trước sẽ lọc được tối đa lượng thí sinh “ảo”, nhất là khi thí sinh đỗ ở nguyện vọng đầu sẽ hủy toàn bộ nguyện vọng còn lại.
Chất lượng đào tạo có ý nghĩa khi đảm bảo nguồn nhân lực “đầu ra”
Là một trường ngoài công lập, GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng cho rằng, đáng lẽ ra Bộ GD-ĐT nên bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH, CĐ từ lâu rồi chứ không phải đến nay mới đưa ra quy định đó.
Việc có ý kiến lo ngại khi Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn sẽ không kiểm soát được chất lượng “đầu vào” và chất lượng đào tạo của các trường ĐH là không có cơ sở. Bởi vì chất lượng giáo dục là quá trình, phương pháp đào tạo của các trường và cách thức học tập của sinh viên. Không phải là khi thí sinh có điểm “đầu vào” trường ĐH tốt thì “đầu ra” cũng như vậy.
Việc cho các trường mở rộng tuyển sinh không có ý nghĩa bằng việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp.
Theo GS Trần Hữu Nghị, các trường ĐH, CĐ tuyển sinh như thế nào là phải dựa trên nguồn lực thực tế và phù hợp với nhu cầu tuyển sinh từng ngành nghề của trường đó. Điều kiện tối thiểu là thí sinh phải tốt nghiệp THPT thì mới được xét tuyển vào ĐH, CĐ. Không nhất thiết Bộ GD-ĐT phải đưa ra mức điểm hay quy định ràng buộc “đầu vào”.
TheoVOV