Thực hiện tốt công tác đào tạo thế hệ kế thừa được coi là một trong những nguyên nhân giúp bóng rổ Hậu Giang liên tiếp gặt hái những thành tích nổi bật tại các giải đấu trẻ toàn quốc thời gian gần đây. Việc đưa môn bóng rổ vào trường học đang là cách hữu hiệu nhất để “ươm mầm” cho những tài năng bóng rổ trong tỉnh.
Việc phát triển môn bóng rổ trong trường học đã góp phần cung cấp nhiều gương mặt tài năng cho bóng rổ tỉnh nhà.
Được coi như “cái nôi” của bóng rổ tỉnh nhà,ướngđiđngnhưngkhnhnrộsoi kèo trận psg nên thị xã Ngã Bảy rất chú trọng phát triển phong trào môn thể thao này trên địa bàn. Cũng vì vậy mà phong trào bóng rổ ở thị xã luôn được duy trì ổn định suốt mấy chục năm qua. Những người đi trước đóng vai trò là người thầy chỉ bảo tận tình cho đàn em; còn thế hệ trẻ hôm nay vẫn luôn giữ được niềm đam mê cháy bỏng với môn bóng rổ mà cha ông ngày trước đã truyền lại. Để môn bóng rổ có thể bám rễ sâu hơn, ngành chức năng thị xã đã tính đến chuyện phát triển môn thể thao này trong trường học từ nhiều năm trước và đang thu về hiệu quả khá tích cực.
Hiện tại, trên địa bàn thị xã Ngã Bảy đã thành lập được câu lạc bộ (CLB) bóng rổ ở 3 điểm trường gồm Trường THCS Nguyễn Trãi, Trường THPT Lê Quý Đôn và Trường THCS Nguyễn Minh Quang. Các thành viên trong các CLB này vẫn duy trì tập luyện thường xuyên vào mỗi chiều. Ông Nguyễn Văn Hóa, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi, thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Bóng rổ là môn thể thao mũi nhọn của địa phương, nên chúng tôi quyết định phát triển môn này ở trường mình. CLB bóng rổ của trường đã duy trì hoạt động trong nhiều năm nay, thế hệ học sinh này ra trường thì thế hệ khác lên thay thế. Chúng tôi đã tận dụng sân trường để làm nơi tập luyện môn bóng rổ cho học sinh. Điều đáng tự hào với trường chúng tôi là từng cung cấp nhiều học sinh cho đội bóng rổ của tỉnh để thi đấu và đoạt thành tích cao ở một số giải lớn cấp toàn quốc”.
Theo anh Quách Tuấn Cường, HLV bóng rổ Hậu Giang, hầu hết những VĐV của tỉnh từng đoạt 2 chức vô địch Giải bóng rổ U17 toàn quốc vào các năm 2013, 2015 đều xuất thân từ “lò” đào tạo tại CLB của 3 điểm trường trên. Anh Cường cho biết: “Bản thân tôi và một vài anh em khác đã trực tiếp hướng dẫn chuyên môn cho các CLB tập luyện vào mỗi buổi chiều. Từ những CLB này đã giúp chúng tôi phát hiện nhiều em rất có tố chất với môn bóng rổ. Khi ấy, thấy em nào có chiều cao tốt, ngón tay dài, cổ chân thon, nhỏ... là chúng tôi đưa vào tầm ngắm rồi chiêu mộ vào đội năng khiếu. Có thể nói, việc phát triển môn bóng rổ trong trường học là hướng đi rất hợp lý, giúp bóng rổ tỉnh nhà luôn tạo ra thế hệ kế thừa chất lượng trong nhiều năm qua”.
Mặc dù vậy, anh Cường không khỏi tiếc nuối vì số lượng CLB bóng rổ trong trường học trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa nhiều, do đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là về cơ sở vật chất. Hầu hết các trường không có khả năng trang bị các dụng cụ tập luyện môn bóng rổ vì chi phí mua sắm lên tới vài chục, thậm chí cả trăm triệu đồng. Chưa hết, ở các điểm trường trong tỉnh có rất ít HLV bóng rổ thực thụ. Giáo viên giáo dục thể chất ở các trường hầu như am hiểu chưa nhiều về môn này, nên không đủ trình độ để trực tiếp hướng dẫn chuyên môn cho học sinh…
Với tình hình hiện tại, việc nhân rộng các CLB bóng rổ trong trường học không dễ thực hiện. Nhưng về lâu dài, chúng ta không thể bỏ qua nhiều lợi ích thiết thực do nó mang lại. Rõ ràng để hướng đi đúng đắn này có thể được thực hiện rộng rãi trong tương lai thì rất cần sự quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ ngành chức năng có liên quan.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN