【lich thi dau bóng da hom nay】Khoán chi thường xuyên sẽ khuyến khích giảm biên chế

PQH

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp. Ảnh: H.Y

Tỷ lệ chi thường xuyên sẽ giảm xuống còn 58 – 62%

Dự thảo Nghị quyết của UBTVQH quy định các nguyên tắc,ánchithườngxuyênsẽkhuyếnkhíchgiảmbiênchếlich thi dau bóng da hom nay tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017 là căn cứ quan trọng, chủ yếu để xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2017 (năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020) đối với các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương; đồng thời là cơ sở trình cấp có thẩm quyền quyết định số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật NSNN.

Theo đó, dự toán chi quản lý hành chính của bộ, cơ quan Trung ương gồm chi thường xuyên theo định mức; chi tiền lương và các khoản có tính chất lương; chi đặc thù. Định mức phân bổ chi thường xuyên căn cứ vào biên chế được giao, khuyến khích các bộ, cơ quan trung ương thực hiện tinh giản biên chế, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, giảm tối đa kinh phí. Định mức phân bổ chi sự nghiệp căn cứ vào mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật có liên quan.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tiêu chí phân bổ chính là theo dân số, ngoài ra là các tiêu chí bổ sung theo từng lĩnh vực.

Cho ý kiến tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cơ bản nhất trí với dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, các thành viên cũng đề nghị làm rõ nhiều vấn đề liên quan. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu câu hỏi khi áp dụng các tiêu chí phân bổ này, chi thường xuyên chiếm bao nhiêu trong tổng chi, chi đầu tư phát triển có được dành tỷ lệ cao hơn hay không?

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, khi áp dụng phương án này, tỷ lệ chi đầu tư phát triển cho năm 2017 sẽ là 24,7% (tăng so với năm 2016 là 20%), chi thường xuyên là 63,9% (giảm so với năm 2016 là 64,8%). Mới đây, Bộ Tài chính cũng đã hoàn chỉnh đề án tái cơ cấu NSNN, đề án đảm bảo an toàn nợ công và kế hoạch tài chính 5 năm. Khi áp quy định này, đến năm 2020, chi thường xuyên sẽ giảm xuống khoảng 58 – 60% theo luật cũ, 60 – 62% theo luật mới.

Băn khoăn về định mức phân bổ chi thường xuyên theo biên chế, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lo ngại sẽ xảy ra tình trạng xin được càng nhiều biên chế thì càng được phân bổ nhiều tiền, đi ngược lại chủ trương tinh giản biên chế. Còn với tiêu chí dân số khi phân bổ địa phương, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng hiện nay dân số dao động nhiều, hộ khẩu một nơi nhưng làm việc một nơi, nên việc phân bổ sẽ khó chính xác.

Về tiêu chí bố trí kinh phí cho đơn vị sự nghiệp công, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh đề nghị không cào bằng mà phải phát huy tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công, thực hiện lộ trình cắt giảm hỗ trợ của NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công.

Đồng thời, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cũng nêu vấn đề khi thu ngân sách đang khó khăn, nhiều bộ, ngành không giảm chi, vẫn chi tiêu như bình thường. “Cũng như trong gia đình, khi thu nhập tốt thì chi nhiều, và ngược lại. Còn chúng ta, thu ít đi nhưng chi vẫn nhiều, nên bội chi tăng”, ông Vũ Hồng Thanh nói.

Lộ trình tự chủ của đơn vị sự nghiệp công còn chậm trễ

Trả lời những vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết vấn đề biên chế đã có Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, yêu cầu không tăng biên chế, hoặc nếu giảm 2 mới được tăng 1. Do đó, sẽ không có chuyện chạy theo biên chế để được tăng ngân sách. Đồng thời, nếu thực hiện nguyên tắc khoán chi thường xuyên sẽ là động lực khuyến khích các đơn vị giảm biên chế để tăng tiền lương.

Về tiêu chí dân số, Bộ trưởng khẳng định đã lấy theo con số dự kiến của năm 2017 và được 63 địa phương đồng tình. “Vừa qua, các địa phương rất “kêu” về việc tính định mức chi đầu tư theo dân số, vì lấy theo con số năm 2014, quá xa thực tế. Nay thì “yên tâm” vì chúng tôi đã lấy theo số dự kiến 2017”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.

Chia sẻ lo ngại về sự chậm trễ trong triển khai tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Bộ đã nỗ lực, tiên phong xây dựng Nghị định 16, đưa ra lộ trình, nhưng đến nay việc thực hiện bị chậm trễ do phải chờ đợi các bộ, ngành ra Nghị định “con”, xây dựng đơn giá dịch vụ… “Thực chất, lộ trình chuyển phí sang giá của chúng ta còn chậm, chúng ta triển khai rất chậm ở nhiều bộ, ngành”, Bộ trưởng thừa nhận. Khi triển khai đồng bộ được thì việc cấp ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công sẽ phải cắt bỏ 100% hoặc theo lộ trình, Bộ trưởng nói thêm.

Sau khi nghe các ý kiến và giải trình của Bộ Tài chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kết luận phiên họp yêu cầu tiếp thu tối đa các ý kiến hợp lý của UBTCNS, UBTVQH. Trong đó, chú ý về chi cho KHCN, tỷ lệ chi lương, chi khác của ngành giáo dục; chuẩn nghèo đa chiều; vấn đề dân số; bổ sung nguyên tắc quản lý theo hiệu quả đầu ra và tinh giản biên chế; nguyên tắc giảm dần chi thường xuyên, tăng dần chi đầu tư… “Như ý Bộ trưởng nói là đến năm 2020 chi thường xuyên còn 58 – 62% là rất tích cực, UBTVQH rất yên tâm với xu hướng đi xuống đó, để dành phần nhiều hơn cho chi đầu tư phát triển”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhận xét.

Trên tinh thần đó, UBTVQH đã biểu quyết thông qua 100% với các nguyên tắc, tiêu chí, định mức của dự thảo. Sau khi được hoàn thiện, tiếp thu, dự thảo Nghị quyết sẽ được xin ý kiến lại của UBTVQH, và trình Chủ tịch Quốc hội phê chuẩn.

H.Y