【thứ hạng của goztepe】Hạn chế rủi ro khi xuất khẩu sang EEU
Da giày là mặt hàng hưởng lợi khi xuất khẩu vào EEU.
Dệt may,ạnchếrủirokhixuấtkhẩthứ hạng của goztepe tôm cá hưởng lợi
Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, FTA giữa Việt Nam và EEU chính thức ký kết cuối tháng 5/2015 vừa qua được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội mới cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Điển hình đối với ngành dệt may, 82% dòng thuế cam kết sẽ được cắt giảm, trong đó 42% dòng thuế sẽ được xóa bỏ hoàn toàn trong lộ trình tối đa 10 năm và 36% dòng thuế sẽ được về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Với ngành da giày, có 77% dòng thuế sẽ được cắt giảm, trong đó 73% dòng thuế sẽ được xóa bỏ hoàn toàn. Đối với túi xách, 100% dòng thuế được cam kết xóa bỏ thuế quan hoàn toàn. Trong đó, phần lớn là được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Tương tự, với thủy sản thì có tới 71% dòng thuế của thủy sản chế biến sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Theo bà Nguyễn Khánh Ngọc - Trưởng phòng Nga – SNG - Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), công cụ phòng vệ thương mại gồm 3 trụ cột chính là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cũng sẽ hỗ trợ các DN Việt Nam bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình trước nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu.
Quan trọng hơn, về quy tắc xuất xứ, so với các FTA mà Việt Nam đang tham gia, các cam kết có độ mở lớn, tạo thuận lợi hơn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ với sản phẩm dệt may, chúng ta được áp dụng quy tắc xuất xứ một công đoạn; sản phẩm nông nghiệp như thủy sản, chè cũng được áp dụng quy tắc xuất xứ cho phép nhập khẩu nguyên liệu nếu đáp ứng được tỉ lệ nội khối 40%...
Tránh vi phạm chống bán phá giá
Bên cạnh các thuận lợi, DN sẽ phải đối mặt với thách thức từ các quy định về phòng vệ thương mại. Cụ thể, khi hiệp định chính thức có hiệu lực hàng hóa xuất khẩu giá rẻ của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ về chống bán phá giá. Bên cạnh đó là nguy cơ bị điều tra và áp dụng biện pháp đối kháng với hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp. Các mặt hàng có lợi thế của Việt Nam nếu xuất khẩu ồ ạt cũng có nguy cơ bị điều tra tự vệ dẫn đến việc tăng thuế trở lại hoặc ngừng cắt giảm thuế đối với các mặt hàng này.
Bà Nguyễn Khánh Ngọc khuyến cáo, các DN phải rất cẩn trọng khi xuất khẩu để tránh bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại vì EEU sẽ có hẳn một cơ quan chuyên trách về quản lí cạnh tranh cho toàn bộ liên minh.
Ngoài ra, DN cũng cần chú ý đến các quy định về xuất xứ bởi Hiệp định áp dụng điều khoản mua bán trực tiếp đối với hàng hóa xuất khẩu trong đó quy định không được chia nhỏ lô hàng khi đi qua một nước thứ 3. Đặc biệt, các DN và các cơ quan cấp C/O cần phải đảm bảo sự chính xác cao đối với C/O của các lô hàng xuất khẩu vì nếu C/O bị phát hiện có lỗi hệ thống thì không chỉ lô hàng đó không được hưởng ưu đãi mà cả ngành hàng đó sẽ bị áp dụng quy định tạm ngưng ưu đãi.