TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyIndonesiaduyệtbinhtrênbiểnrănđeTrungQuốbxh j1 leagueo những tin tức mới nhất trên báo chí, Indonesia vừa tổ chức một lễ duyệt binh với qui mô lớn chưa từng có nhân dịp kỷ niệm 69 năm thành lập quân đội nước này. Điểm đáng chú ý trong lễ duyệt binh này là việc phô trương hàng loạt tàu chiến mới, khiến nhiều chuyên gia đánh giá động thái trên là nhằm thể hiện sức mạnh của hải quân Indonesia trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng bất ổn.
Tình hình Biển Đông ngày 14/10: Một trong 4 tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Indonesia tham gia buổi duyệt binh. Ảnh minh họa
Được biết, buổi lễ duyệt binh trên cũng là cách để Quân đội Indonesia nói lời chia tay với Tổng thống Indonesia sắp mãn nhiệm là ông Susilo Bambang Yudhoyono (đắc cử năm 2004), người vốn từng là một vị tướng bốn sao trong Quân đội Indonesia. Ngoài ra, ông Susilo Bambang Yudhoyono cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình cải cách và hiện đại hóa Quân đội Indonesia.
Đồng thời, quân đội Indonesia cho biết sẽ triển khai các trực thăng tiến công Apache tới các đảo nằm gần vùng biển giáp với biên giới Brunei, Malaysia và một phần khu vực giáp biển Đông. Theo giới phân tích, Indonesia đang tăng cường áp dụng các biện pháp đề phòng nguy cơ tiềm ẩn đến từ Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tỏ thái động hung hăng trong tranh chấp biển Đông, biển Hoa Đông.
Trong một diễn biến khác, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, Hàn Quốc vừa đề nghị bắt 3 ngư dân Trung Quốc đi cùng với thuyền trưởng tàu cá bị Cảnh sát biển Hàn Quốc bắn chết hôm 10/10. Cụ thể, vào tối ngày 12/10, tòa án Quận Gwangju Hàn Quốc vừa phát lệnh bắt giữ 3 ngư dân Trung Quốc trên với lý do những người này đã cản trở việc thi hành công vụ và gây thương tích cho lực lượng chức năng của Hàn Quốc.
Tình hình Biển Đông ngày 14/10: Hàn Quốc bắt 3 ngư dân Trung Quốc sau khi bắn chết thuyền trưởng. Ảnh minh họa
Nhận định về động thái này của phía Hàn Quốc, không ít ý kiến cho rằng lệnh bắt giữ là sẽ ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul bởi trước đó Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối việc Cảnh sát biển Hàn Quốc bắn chết thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Theo đó, một người đàn ông, được cho là thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc tên Song Houmu, đang tấn công một sĩ quan Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc trước khi bị bắn chết.
Phát biểu trên báo chí, cảnh sát Hàn Quốc đã lên tiếng cáo buộc ngư dân Trung Quốc không chỉ đánh bắt trái phép trong vùng biển gần đảo Wangdeung, quận Buan, tỉnh North Jeolla, Hàn Quốc hôm 10/10 mà còn tấn công Cảnh sát biển nước này khi bị kiểm tra, khiến 5 sĩ quan Hàn Quốc bị thương. "Chúng tôi đã xác nhận họ (ngư dân Trung Quốc) hành động bạo lực sau khi xem đoạn video quay lại cảnh lúc đó. Một số người trong bọn họ cũng đã thừa nhận điều đó”, một cảnh sát Hàn Quốc nói.
Theo lời viên sĩ quan này, vào giây 66 trong đoạn video, hàng chục thủy thủ Trung Quốc đã dùng dao, ống thép, các thanh nhựa và chai bia để tấn công các sĩ quan Hàn Quốc. Họ đã cố siết cổ một sĩ quan, ném mũ bảo hiểm của anh đi và cố ném anh xuống biển. Phía cảnh sát Hàn Quốc cho biết thêm sẽ tiếp tục thẩm vấn 16 thủy thủ khác và xin lệnh bắt giữ khi có đủ bằng chứng chứng minh họ đã sử dụng bạo lực ngoài 3 ngư dân bị bắt.
Minh Thùy
(tổng hợp từ Infonet, Kiến thức)
Tình hình Biển Đông ngày 9/10: Ẩn ý của Trung Quốc sau việc công bố ảnh đường băng phi pháp ở Hoàng Sa