Sau bao nhiêu cố gắng của tỉnh,ếncơsởđượcđầutưđngthuốkèo nha cái 5 từng trạm y tế ở cơ sở đã khoác lên mình chiếc áo mới tinh. Mà đâu chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn nhiều thay đổi khác nữa. Bây giờ, về quê khám bệnh cũng yên tâm lắm rồi.
“Lên đời” trạm y tế
Trên con đường quê, qua những đoạn ngoằn ngoèo, chúng tôi có dịp trở lại thăm Trạm Y tế xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, những ngày cận tết. Trạm y tế ở xã đặc biệt khó khăn ngày nào bây giờ đã “lên đời” với tên gọi Phòng khám Đa khoa khu vực Xà Phiên. Mùa xuân thì năm nào cũng đến, nhưng xuân năm nay với phòng khám này là mùa xuân đặc biệt. Theo chân cán bộ y tế đưa chúng tôi qua một lượt phòng khám mới thấy sự khác biệt rõ nét so với năm ngoái. Việc khám bệnh cho người dân bây giờ được làm hoàn toàn trên máy tính với phần mềm khám, chữa bệnh chứ không phải ghi tay nữa. Thế là công nghệ thông tin đã về đến tận cơ sở y tế tuyến xã để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nghía mắt xem việc tổ chức khám, chữa bệnh cho bà con ở đây mới thấy câu nói “Khách hàng là thượng đế” thật đúng. Người bệnh được tiếp đón niềm nở, được chăm sóc tận tình tại một cơ sở y tế khang trang, sạch đẹp.
Năm 2016, Trạm Y tế xã Xà Phiên đã được nâng tầm lên Phòng khám Đa khoa khu vực Xà Phiên.
Từ phía bờ sông trước cửa phòng khám, có hai người một đàn ông, một phụ nữ tiến về phía phòng khám bệnh. Cán bộ y tế liền hỏi: “Ông, bà khám bệnh gì đưa sổ cho con”. Câu nói tuy đơn giản, nhưng nghe mát lòng mát dạ người bệnh vì được đón tiếp ân cần. Hỏi ra, chúng tôi mới biết đây là hai vợ chồng dẫn nhau đi khám bệnh nhức khớp. Ông tên Nguyễn Văn Tần và bà tên Nguyễn Thị Me, nhà ở xã Xà Phiên, cách phòng khám 2km. Ông Tần tay chỉ vào chân cho hay: “Chân tôi bị nhức khớp uống thuốc liên miên. Tôi rất thường đến đây khám bệnh. Vợ chồng tôi không có xe Honda, chỉ đi bằng vỏ lãi nên đến đây cho tiện, ra trung tâm y tế huyện có khi phải đợi lâu hơn. Đến đây được các bác sĩ, y tá quan tâm, hỏi han tận tình ai mà không thích”.
Vẻ mặt tươi cười trước lời khen ngợi của bệnh nhân, bà Châu Thị Tuyết Nhung, Phó phòng khám Đa khoa khu vực Xà Phiên, chia sẻ: “Khám bệnh bằng phần mềm trên máy tính nên thời gian chờ đợi giảm. Chúng tôi cố gắng không để bệnh nhân đợi lâu. Người dân ở đây đi rất sớm, đi giờ nào khám giờ đó, khoảng 6 giờ 30 là trạm bắt đầu nhận và khám bệnh”. Thế là chẳng thấy người bệnh nào phiền lòng. Lượng bệnh đến khám ở đây từ 100-120 người mỗi ngày, đã tăng gần gấp đôi so với đầu năm. Đây là con số không mấy trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh đạt được.
Người bệnh được chăm sóc tận tình tại Phòng khám Đa khoa khu vực Xà Phiên.
Phòng khám trước đây chỉ được mỗi lợi thế là gần dân hơn, thế nhưng, năm nay đã được quan tâm đầu tư khá nhiều, nắm bắt được thế mạnh, nhiều tiềm năng được phát huy. Ở đây có máy siêu âm, máy điện tim, hệ thống oxy, khí giun, các xét nghiệm cơ bản. Danh mục thuốc bảo hiểm y tế cũng giống như trung tâm y tế nên có nhiều điều kiện để phát triển.
Mạng lưới trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực đã phủ kín 76 xã, phường, thị trấn của tỉnh, trong đó có 8 phòng khám đa khoa khu vực.
Nâng tầm chất lượng
Chúng tôi chạy ngược về Phòng khám Đa khoa khu vực Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, nơi đây đã có nhiều năm phát triển với vị trí là phòng khám thu hút được lượng bệnh đông nhất tỉnh. Trung bình mỗi ngày cũng có rên dưới 100 người đến khám, chữa bệnh. Phòng khám chủ yếu phục vụ khám bệnh ngoại trú và cấp cứu ban đầu. Điều kiện để khám, chữa bệnh cho người dân tương đối tiện nghi hơn những cơ sở y tế tuyến xã khác.
Đang siêu âm cho bệnh nhân, bác sĩ Ngô Văn Dững, Trưởng phòng khám, nói: “Người bệnh bây giờ nhu cầu cao hơn nhiều so với trước. Khám bệnh mà có máy móc chẩn đoán hình ảnh hiệu quả chẩn đoán bệnh sẽ chính xác hơn. Mỗi cas bệnh mình phải chăm sóc tận tình và cố gắng chữa khỏi bệnh để xây dựng niềm tin”. Phòng khám có máy siêu âm, điện tim và cả máy chụp X-quang,… để phục vụ cho người bệnh.
Dù vậy, bác sĩ Dững khẳng định nâng cao kỹ thuật phục vụ người bệnh là việc luôn được quan tâm. Rồi bác sĩ đưa chúng tôi đến phía sân trước phòng khám và bảo: “Nơi đây sẽ xây dựng mới quầy thuốc cho bắt mắt. Chúng tôi không dừng lại ở những kỹ thuật hiện có mà sẽ triển khai thêm chuyên khoa lẻ răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng. Phòng khám đã cử cán bộ đi tập huấn, dự kiến năm sau sẽ triển khai. Trang thiết bị cũng được đầu tư. Song song đó, sẽ phát triển việc khám bệnh bằng y học cổ truyền. Rồi bố trí phòng ốc, sắp xếp nhân sự lại cho phù hợp khi triển khai kỹ thuật mới”. Nói xong, ông dẫn tôi đến những cây xanh mới được trồng và mấy cây mai trong chậu, tiếp lời: “Mấy cây mai này mới được trồng nên năm nay không có hoa, nhưng xuân năm tới tôi tin chắc sẽ nở hoa rất đẹp. Cán bộ y tế ở đây sẽ thay phiên chăm sóc cây xanh. Bây giờ, người dân khám bệnh ở “quê” sẽ cảm thấy gần gũi, thoải mái hơn nhiều”.
Phòng khám Đa khoa khu vực Kinh Cùng quyết tâm xây dựng phòng khám xanh, sạch, đẹp.
Với vị trí hiện tại, nằm trong khu gần chợ Kinh Cùng, Phòng khám Đa khoa khu vực Kinh Cùng được đánh giá là có “địa lợi” để phát triển. Ông Lý Minh Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trung tâm sẽ xây dựng đề án phát triển Phòng khám Đa khoa khu vực Kinh Cùng lên một tầm cao mới vì nhận thấy được lợi thế quan trọng. Đây là trung tâm của nhiều xã như Hòa An, Tân Bình, Bình Thành, Hòa Mỹ, các xã giáp ranh của huyện Vị Thủy. Lượng bệnh bảo hiểm y tế rất nhiều, riêng hai xã Hòa An, Tân Bình có 100% người dân có thẻ bảo hiểm y tế. Trước mắt, chúng tôi sẽ đầu tư nâng cấp, sửa chữa, chỉnh trang lại phòng ốc, sắp xếp, bố trí nhân sự. Đào tạo phát triển y học cổ truyền. Đào tạo cán bộ và đầu tư máy xét nghiệm để phát triển chẩn đoán hình ảnh ở đây…”
Lương y Hồ Văn Phán, Phó trạm Y tế thị trấn Trà Lồng, luôn khát khao nghiên cứu các bài thuốc chữa khỏi bệnh cho người dân.
Có thể nói, ở những cơ sở y tế vùng quê bây giờ không thiếu điều kiện để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Cán bộ y tế nhiệt huyết, tìm tòi, học hỏi để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tại Phòng khám Đa khoa khu vực Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, có y sĩ Hồ Văn Phán, Phó trưởng Trạm Y tế Trà Lồng, được nhiều người nghe tiếng. Mấy năm nay ông miệt mài nghiên cứu bài thuốc đắp chữa bệnh gai cột sống và đã hé ra những kết quả phấn khởi. Ông Phán chia sẻ: “Có một số trường hợp sau điều trị biểu hiện bệnh lâm sàng đã hết, người bệnh có thể sinh hoạt, lao động bình thường, không còn đau nhức. Tuy nhiên, tôi vẫn phải tiếp tục nghiên cứu vì hiện nay số người khỏi bệnh chưa nhiều lắm”. Nhằm có được nguồn thuốc ổn định để nghiên cứu ông Phán đã tự trồng chúng. Ông nghiên cứu từ những quyển sách viết về cây thuốc và hễ nghe ở đâu có thầy hay là ông tìm đến để học hỏi. Khát vọng chữa khỏi bệnh cho người dân như ngọn lửa chưa bao giờ tắt trong suy nghĩ của lương y này…
Mỗi một phòng khám ở cơ sở đã “lên đời” như Xà Phiên hay chất lượng như Kinh Cùng, mỗi một thầy thuốc tận tâm, tay nghề cao như ông Phán đã giúp cho người dân vùng quê thấy mừng trong dạ.
Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 47 trạm y tế và 2 dự án thiết bị với tổng mức đầu tư trên 230 tỉ đồng. Đây là điều kiện quan trọng để y tế cơ sở nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Trong năm 2016, không chỉ riêng Trạm Y tế xã Xà Phiên được nâng tầm lên phòng khám đa khoa khu vực, mà Trạm Y tế thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, cũng có quyết định thành phòng khám. Cùng có lợi thế thu hút bệnh nhân, có bác sĩ làm việc, có thiết bị y tế đảm bảo cơ bản nhu cầu của dân như máy siêu âm... ở các phòng khám mới này. |
HỒNG DIỄM