【ty le bd hn】Cạnh tranh yếu, lao động Việt sẽ “thua ngay trên sân nhà”

canh tranh lao dong

Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: MĐ

Thông tin được nêu ra tại Tọa đàm: Insights Into future tob trend – Get ready to prepare from now – Xu hướng nghề nghiệp trong thời kỳ hội nhập & sự chuẩn bị của sinh viên,ạnhtranhyếulaođộngViệtsẽthuangaytrênsânnhàty le bd hn do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và CPA Australia tổ chức, ngày 23/9.

Tại tọa đàm, PGS. TS Đinh Văn Dũng - Phó trưởng ban Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, ĐHQGHN cho rằng, tác động của quá trình hội nhập quốc tế dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ và cạnh tranh ngày một khốc liệt về nguồn nhân lực giữa các quốc gia.

Tại Việt Nam cũng đang chứng kiến nguồn lao động chất lượng cao ngay từ các nước ASEAN vào làm việc ngày càng nhiều. Do đó, nếu sinh viên không được trang bị đủ kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ làm việc trong môi trường hội nhập thì sẽ có nguy cơ “thua ngay trên sân nhà”.

Bàn về vấn đề này, ông Ngô Quang Xuân - nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam khẳng định, khi Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các hiệp định thương mại tự do kể cả song phương và đa phương, cánh cửa mở rộng cho doanh nghiệp và lao động nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn và xu hướng ngày càng tăng lên. Bối cảnh này, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải cải thiện năng lực cạnh tranh, lao động phải nâng cao trình độ để có thể tham gia các thị trường trong khu vực.

Ông Xuân cho rằng, về nguyên tắc quốc gia chúng ta không thể đối xử với người nước ngoài khác với Việt Nam, do đó tình trạng cạnh tranh lao động trong thị trường nội địa và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ.

Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam đã từng có lợi thế rất lớn là lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ. Thực tế, nhờ việc khai thác hiệu quả lợi thế này đã đưa quy mô nền kinh tế tăng gấp 27 lần so với trước thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, hiện nay lợi thế lao động giá rẻ của chúng ta không còn nữa, và Việt Nam đang rơi vào bẫy lao động giá rẻ, tức là làm gia công quá lâu trong một số ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày…tương lai sẽ bị máy móc tự động thay thế và lao động có thể mất việc làm.

Bà Chi Lan cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, mối lo số một chính là vấn đề việc làm cho người lao động. “Nếu như bây giờ chúng ta không quan tâm đến việc làm thì tương lai tỷ lệ thất nghiệp sẽ là vấn đề đau đầu và gánh nặng đối với Chính phủ”, bà Chi Lan nói.

Cùng với đó, chất lượng giáo dục và đào tạo hiện vẫn còn nhiều bất cập khi chưa dự báo được nhu cầu của thị trường lao động cũng như chưa phân khúc rõ định hướng đào tạo giữa các ngành nghề. Từ đó dẫn đến việc đào tạo chung chung, dàn trải về chuyên môn, nặng về mặt lí thuyết mà chưa chú trọng đến thị trường.

Do đó, theo bà Chi Lan, trong bối cảnh này cần phải tăng cường giáo dục, đào tạo học tập suốt đời, đào tạo theo nhu cầu công việc với nhiều hình thức. Sinh viên cần chủ động xác định tâm thế cho công việc tương lai, từ đó rèn luyện những phẩm chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Cũng theo ông Ngô Quang Xuân, để thích nghi với điều kiện của thị trường sắp tới, sinh viên phải được định hướng nghề nghiệp rõ ràng dựa trên năng khiếu của mình, học nghề gì để sau ra trường có việc làm. Hơn hết, phải gắn đào tạo với thực hành, cùng với đó là cải thiện kỹ năng mềm để chuẩn bị tâm thế tốt nhất bước chân vào thị trường lao động./.

Mai Đan