【bomg da so】Các chi cục thuế khu vực hoạt động ổn định sau hợp nhất
Tổng cục Thuế đã thực hiện điểm tại 6 địa phương là: Quảng Ninh,ácchicụcthuếkhuvựchoạtđộngổnđịnhsauhợpnhấbomg da so Yên Bái, Hải Dương, Lâm Đồng, Quảng Ngãi và Cà Mau. Theo đánh giá ban đầu, đến nay, các chi cục thuế khu vực sau sáp nhập đều đã ổn định hoạt động.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Cao Ngọc Tuấn - Cục trưởng Cục Thuế Quảng Ninh cho biết, đến nay sau hơn 5 tháng các chi cục thuế khu vực được sáp nhập trên địa bàn Quảng Ninh đi vào hoạt động ổn định và đã đạt được những kết quả khá tích cực. Bộ máy đã được tinh gọn hiệu quả, công tác thu ngân sách hoàn toàn bình thường. Tuyệt đối không có đơn thư khiếu nại liên quan đến công tác cán bộ sau khi hợp nhất.
PV: Thưa ông, Quảng Ninh là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện hợp nhất các chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố thành chi cục thuế khu vực. Xin ông cho biết tình hình hoạt động của 3 chi cục thuế khu vực đầu tiên như thế nào?
- Ông Cao Ngọc Tuấn: Công tác hợp nhất các chi cục thuế huyện thành chi cục thuế khu vực tại Cục Thuế Quảng Ninh đã được Bộ Tài chính công bố triển khai vào tháng 9/2018. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 520/QĐ-BTC, theo quyết định này, Cục Thuế Quảng Ninh có 14 chi cục thuế, sẽ hợp nhất còn 7 chi cục thuế khu vực, giảm 50% số chi cục so với hiện nay.
Năm 2018, Cục Thuế Quảng Ninh đã triển khai hợp nhất 7 chi cục thuế huyện thành 3 chi cục thuế khu vực. Cụ thể, đã hợp nhất các chi cục thuế: TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên thành Chi cục Thuế khu vực Uông Bí - Quảng Yên; chi cục thuế các huyện: Tiên Yên, Bình Liêu và Ba Chẽ thành Chi cục Thuế khu vực Tiên Yên - Bình Liêu - Ba Chẽ; chi cục thuế huyện: Hải Hà và huyện Đầm Hà thành Chi cục Thuế khu vực Hải Hà - Đầm Hà. Những chi cục thuế còn lại sẽ tiếp tục được triển khai, đảm bảo đến năm 2020 giảm 50% số chi cục thuế theo đúng chỉ đạo.
Ông Cao Ngọc Tuấn |
Có thể nói, sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, chúng tôi đã làm rất kỹ, đặc biệt là công tác nhân sự liên quan đến các chi cục trưởng. Đối với các đội thuế, do khi hợp nhất, nhiều đội thuế cũng bị sáp nhập. Để bố trí lại, chúng tôi cũng thực hiện công khai, minh bạch theo các tiêu chí (tiêu chí chính và tiêu chí phụ) chấm điểm để các đội trưởng tự chấm. Căn cứ vào kết quả này, những người có số điểm cao nhất sẽ được giữ lại làm đội trưởng. Với việc công khai, minh bạch, những người từ đội trưởng xuống làm đội phó, hoặc điều động sang làm đội trưởng của một chi cục thuế khu vực khác (nếu có nhu cầu) hoàn toàn thoải mái, đồng thuận với chủ trương lớn của Đảng và Bộ Tài chính.
Cùng với việc công khai, minh bạch trong công tác nhân sự, Cục Thuế Quảng Ninh cũng thành lập Ban chỉ đạo triển khai hợp nhất các chi cục thuế. Trong quá trình triển khai, Ban chỉ đạo sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các cục thực hiện. Bên cạnh đó, khi hợp nhất các chi cục thuế, Tổng cục Thuế cũng hỗ trợ trực tuyến.
Do làm tốt công tác chuẩn bị, trước và sau khi hợp nhất, đến nay sau hơn 5 tháng các chi cục thuế khu vực đi vào hoạt động, theo đánh giá kết quả cơ bản tốt, cán bộ, công chức thuế yên tâm công tác. Tuyệt đối không có đơn thư khiếu nại liên quan đến công tác cán bộ sau khi hợp nhất.
Nói về số thu, về cơ bản các đơn vị đều hoàn thành. Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể các khoản thu, thì có một số khoản thu chưa đạt do yếu tố khách quan; không liên quan đến việc hợp nhất. Còn lại các chi cục thuế khác đều hoàn thành và hoàn thành vượt dự toán được giao.
PV: Ngoài việc chủ động trong công tác chuẩn bị, bố trí sắp xếp cán bộ công chức, xin ông cho biết còn có kinh nghiệm nào khác để Quảng Ninh triển khai thành công việc hợp nhất các chi cục thuế?
- Ông Cao Ngọc Tuấn: Một trong các yếu tố khác làm nên thành công của việc hợp nhất các chi cục thuế là Đảng bộ Cục Thuế Quảng Ninh đã tiến hành ký Quy chế phối hợp với Đảng bộ của 14 địa phương. Theo quy chế này, các đồng chí bí thư sẽ thực hiện việc giám sát, chỉ đạo công tác thu nộp ngân sách một cách thường xuyên, liên tục. Những vấn đề vướng mắc nảy sinh sẽ có giải pháp tháo gỡ kịp thời, đảm bảo tiến độ thu và đôn đốc các khoản thu kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi, cập nhật tình hình, báo cáo với lãnh đạo tỉnh để xin chủ trương, có chỉ đạo kịp thời. Có thể nói, từ công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh ủy, UBND tỉnh đến sự phối hợp giữa cục thuế và các huyện đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần quan trọng vào sự thành công của Cục Thuế Quảng Ninh.
PV: Theo lộ trình, đến năm 2020 các cục thuế phải giảm 50% số chi cục thuế so với trước khi hợp nhất. Xin ông cho biết trong năm 2019 này Cục Thuế Quảng Ninh sẽ tiếp tục triển khai hợp nhất các chi cục thuế còn lại như thế nào, thưa ông?
- Ông Cao Ngọc Tuấn: Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hợp nhất các chi cục thuế huyện, thị xã thành chi cục thuế khu vực thuộc Cục Thuế Quảng Ninh, thì đến năm 2020 sẽ tiếp tục sắp xếp lại các chi cục thuế còn lại thành chi cục thuế khu vực.
Phát huy những kết quả đã đạt được của năm 2018, năm 2019 này chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục triển khai hợp nhất Chi cục Thuế TP. Hạ Long và Chi cục Thuế Hoành Bồ; Chi cục Thuế Cẩm Phả, Chi cục Thuế Cô Tô, Chi cục Thuế Vân Đồn thành hai chi cục thuế khu vực. Mục tiêu là sớm ổn định cơ cấu bộ máy tổ chức để hoạt động hiệu quả. Với kinh nghiệm đã triển khai thực hiện của năm 2018, đến năm 2019 này chúng tôi cho rằng việc hợp nhất các chi cục thuế sẽ thuận lợi hơn, đúng theo lộ trình của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã đề ra.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ngày 28/9/2018, Bộ Tài chính đã công bố quyết định thành lập chi cục thuế khu vực tại Quảng Ninh; ngày 23/10/2018, công bố thành lập chi cục thuế khu vực tại Lâm Đồng; ngày 15/11/2018, công bố quyết định thành lập chi cục thuế khu vực tại Hải Dương; ngày 19/11/2018, công bố quyết định thành lập chi cục thuế khu vực tại Yên Bái; ngày 28/11/2018, công bố quyết định thành lập chi cục thuế khu vực tại Quảng Ngãi; ngày 13/12/2018, công bố quyết định thành lập chi cục thuế khu vực tại Cà Mau. Nguồn: Tổng cục Thuế |
* Ông Nguyễn Năng Hoàn - Cục trưởng Cục Thuế Hải Dương:
Sắp xếp, sáp nhập không ảnh hưởng đến thu ngân sách
Ông Nguyễn Năng Hoàn |
Sau 5 tháng thực hiện hợp nhất các chi cục thuế thành các chi cục thuế khu vực, đến nay tất cả mọi hoạt động diễn ra bình thường. Qua rà soát cho thấy, thu ngân sách của các chi cục thuế khu vực cơ bản không ảnh hưởng gì, ngược lại có phần tốt hơn do học tập được những kinh nghiệm tốt của các đơn vị thuộc diện hợp nhất với nhau. Bên cạnh đó, bộ máy cơ quan thuế cũng ngày càng tinh gọn, giảm đầu mối. Có thể nói, việc hợp nhất các chi cục thuế thành chi cục thuế khu vực đã giải quyết được bài toán tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cũng như đảm bảo hoạt động hiệu quả của cơ quan thuế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được sau khi hợp nhất các chi cục thuế, khó khăn hiện nay là công tác Đảng vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ sớm khắc phục để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.
* Ông Nông Xuân Hùng – Cục trưởng Cục Thuế Yên Bái:
Hoạt động ổn định sau sắp xếp, sáp nhập
Ông Nông Xuân Hùng |
Sau 2 tháng triển khai thực hiện, Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn thuộc Cục Thuế Yên Bái đã hoàn thành các chương trình, kế hoạch đề ra; đang hoạt động ổn định. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin công việc giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tiếp tục được duy trì bình thường.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sau sắp xếp, sáp nhập còn gặp một số khó khăn nhất định như: Việc tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương ở hai nơi nên rất khó khăn (vì trong một ngày hai địa phương cùng tổ chức hội nghị và luôn yêu cầu phải có cấp trưởng dự họp). Chi cục lại không có phương tiện đi lại trong điều kiện địa bàn rộng, nên gặp khá nhiều khó khăn.
Cục Thuế Yên Bái đề nghị Tổng cục Thuế xem xét cho triển khai phương án xây dựng trụ sở chi cục thuế khu vực để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thuế và người nộp thuế.
* Ông Nguyễn Văn Luyện – Cục trưởng Cục Thuế Quảng Ngãi:
Cần kịp thời nâng cấp ứng dụng phần mềm hỗ trợ quản lý thuế
Ông Nguyễn Văn Luyện |
Sau 2 tháng thực hiện sắp xếp, sáp nhập, về cơ bản, các chi cục thuế khu vực đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế trên địa bàn và không gây trở ngại đến thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế (NNT).
Cụ thể, trong công tác quản lý thu nộp ngân sách, chi cục thuế khu vực đã thực hiện tốt việc hướng dẫn NNT khai nộp thuế theo thông tin mới của chi cục thuế khu vực. Tất cả các tài khoản phục vụ cho công tác quản lý thuế đều hoạt động bình thường, hệ thống mạng ở các đơn vị vận hành ổn định, kịp thời hỗ trợ cho bộ phận “một cửa” khi có vướng mắc. Bên cạnh đó, việc sử dụng chữ ký số của lãnh đạo để giải quyết công việc tại bộ phận “một cửa” luôn kịp thời và đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, chi cục thuế khu vực còn gặp một số khó khăn vướng mắc cần được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo. Cụ thể, trong công tác quản lý ấn chỉ (QLAC): Đề nghị Tổng cục Thuế sửa đổi bổ sung quy trình QLAC phù hợp với chi cục thuế khu vực và nâng cấp ứng dụng QLAC để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLAC. Do hiện tại trên phần mềm QLAC một chi cục thuế khu vực tồn tại 2 mã số thuế của các chi cục sáp nhập, khi lập hóa đơn (tự in) để bán ấn chỉ cho các tổ chức thì mang tên chi cục thuế khu vực nhưng mã số thuế vẫn là chi cục thuế huyện (theo địa bàn huyện), việc này chưa đúng quy định về khởi tạo và phát hành hóa đơn. Mặc khác, mã số thuế của chi cục thuế khu vực đã được cấp nhưng không đưa được vào ứng dụng QLAC để quản lý cho các địa bàn huyện khác nhau…
* Ông Nguyễn Trọng Thoan - Cục trưởng Cục Thuế Lâm Đồng:
Tâm lý cán bộ ổn định, tiến độ thu tốt
Ông Nguyễn Trọng Thoan |
Ngày 16/11/2018, Tổng cục Thuế đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hợp nhất 7 chi cục thuế thành 3 chi cục thuế khu vực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Sau khi hợp nhất, đến nay các chi cục thuế khu vực đã đi vào hoạt động bình thường, hiệu quả tương đối tốt. Theo báo cáo nhanh cho thấy, cả 3 chi cục thuế khu vực đều đã hoàn thành tiến độ dự toán quý I/2019.
Về tâm lý của cán bộ, công chức thuế sau khi hợp nhất, qua rà soát cho thấy, hầu hết cán bộ, công chức thuế đều ổn định. Việc phối hợp giữa cục thuế với các địa phương thường xuyên, liên tục. Hàng tháng chúng tôi có buổi làm việc với các địa phương để có sự chỉ đạo kịp thời, đảm bảo hoạt động của chi cục thuế khu vực. Có được kết quả trên là do ngay từ khi triển khai chúng tôi đã làm tốt công tác chính trị tư tưởng; các cán bộ, công chức đã được quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
Theo kế hoạch đã được Cục Thuế Lâm Đồng báo cáo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, năm 2019 sẽ tiếp tục triển khai hợp nhất 4 chi cục thuế còn lại thành 2 chi cục thuế khu vực là Chi cục Thuế Đức Trọng với Chi cục Thuế Đơn Dương thành Chi cục Thuế khu vực Đơn Dương - Đức Trọng, Chi cục Thuế Bảo Lộc với Chi cục Thuế Bảo Lâm thành Chi cục Thuế khu vực Bảo Lộc - Bảo Lâm.
Riêng tổ chức Đảng, hiện nay Cục Thuế đã có đề án báo cáo Tỉnh ủy, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về việc chuyển chi bộ đảng các chi cục thuế thuộc Đảng bộ Cục Thuế, Đảng bộ Cục Thuế thuộc Thường trực Tỉnh ủy (hoặc thuộc Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh). Tuy nhiên, hiện chưa có quyết định cụ thể. Vì thế, chi cục thuế khu vực và bộ phận “một cửa” nơi không đóng trụ sở chính thì chi bộ đảng vẫn trực thuộc huyện ủy, thành ủy như trước đây.
* Ông Nguyễn Thành Sua, Cục Trưởng Cục Thuế Cà Mau:
Thực hiện phương án bố trí nhân sự với các tiêu chí cụ thể
Ông Nguyễn Thành Sua |
Sau Quyết định số 520/QĐ-BTC, Cục Thuế Cà Mau đã chủ động báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau để thành lập Ban chỉ đạo sáp nhập chi cục thuế (CCT) 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển thành CCT khu vực, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2019. Quá trình thực hiện cho thấy một số nội dung quan trọng, được thống nhất từ Thường trực Tỉnh ủy đến thường trực huyện ủy.
Để việc sắp xếp, cơ cấu bộ máy không gây xáo trộn lớn về nhân sự, hoặc ảnh hưởng tâm lý, tư tưởng của cán bộ, công chức, Cục Thuế Cà Mau đã thực hiện phương án bố trí nhân sự CCT khu vực I, với các tiêu chí, gồm: điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo theo quy định của Tổng cục Thuế; có thời gian giữ chức vụ hiện tại dưới 8 năm; thời gian công tác đến khi nghỉ hưu còn từ 12 tháng trở lên; đạt kết quả đánh giá, phân loại công chức trong 3 năm gần nhất từ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; ưu tiên cán bộ đã được quy hoạch chức vụ cao hơn, thời gian giữ chức vụ hiện tại hoặc tương đương lâu hơn, có thời gian công tác trong ngành thuế lâu hơn. Theo đó, CCT khu vực I tỉnh Cà Mau hiện có 1 Chi cục trưởng và 3 Chi cục phó; 3 đội chức năng; 2 đội thuế liên xã bố trí tại 2 huyện; bộ phận một cửa thực hiện các thủ tục hành chính thuế đối với người nộp thuế đặt tại huyện Ngọc Hiển.
Số cán bộ, công chức dôi dư được bổ sung vào các vị trí còn thiếu, một số đội trưởng được bố trí thành đội phó, riêng cấp lãnh đạo chi cục được phiên sang ngang chức vụ cấp phòng của cục thuế. Ngày sử dụng con dấu mới và việc chốt bàn giao tài sản, dữ liệu thực hiện vào các ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) nhằm đảm bảo không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị và người nộp thuế.
Trong phân cấp quản lý thuế vẫn giao cho từng huyện, nên không ảnh hưởng đến số thu, công tác quản lý thuế không còn giới hạn địa giới hành chính… Theo đề án được phê duyệt, đến 2020, tỉnh Cà Mau sẽ sáp nhập, giảm chỉ còn 4 CCT./.
Nhóm PV (thực hiện)