【lịch chung kết cúp c1】Dự án Luật Giá (sửa đổi): Vì sao cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói gì về Quỹ bình ổn giá xăng dầu?ựánLuậtGiásửađổiVìsaocầnthiếtduytrìQuỹbìnhổnxăngdầlịch chung kết cúp c1 Đại biểu Quốc hội đề xuất duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu Quỹ bình ổn xăng dầu góp phần “giảm sốc” khi giá xăng dầu thế giới tăng cao

Cần quy định rõ mặt hàng bình ổn giá trong Luật

Theo chương trình phiên họp thứ 21, sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau về Dự án Luật Giá (sửa đổi) tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Dự án Luật Giá (sửa đổi): Vì sao cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội báo cáo về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi)

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất: bỏ 02 Điều; bổ sung 05 Điều; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 07 nội dung của các Luật có liên quan; bổ sung thêm Phụ lục số 2 để làm rõ Danh mục các hàng hóa, dịch vụ đưa ra khỏi phạm vi Nhà nước định giá; từng điều khoản đã được hoàn chỉnh về kỹ thuật lập pháp…

Về nội dung liên quan đến bình ổn giá, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường thông tin, về thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa thuộc diện bình ổn giá, nhiều đại biểu Quốc hội và Cơ quan thẩm tra đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành. Theo đó, cần quy định rõ mặt hàng bình ổn giá trong Luật, trường hợp cần điều chỉnh, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Nêu lý do, ông Nguyễn Phú Cường cho hay, thứ nhất, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó cần được quy định cụ thể trong Luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước đến quy luật cung cầu; bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong Luật cũng khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”.

Thứ hai, việc thực hiện quy định hiện hành không phát sinh vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đồng thời Tờ trình cũng chưa làm rõ cơ sở thực tiễn mang tính thuyết phục để phải sửa đổi, vì vậy chưa đủ căn cứ để sửa đổi.

Thứ ba, để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, Luật Giá hiện hành cũng đã quy định trường hợp cần điều chỉnh danh mục các mặt hàng bình ổn giá, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định (Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp hằng tháng và có thể họp bất thường để kịp thời quyết định).

Vì vậy, để đúng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, bảo đảm công khai, minh bạch về chính sách nhưng vẫn đáp ứng tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp thực tiễn, đề nghị cho giữ như quy định của Luật hiện hành.

Cơ quan soạn thảo đề nghị giao Chính phủ quy định mặt hàng bình ổn giá vì: Việc thực hiện bình ổn giá có tính thời điểm khi giá hàng hóa dịch vụ có biến động bất thường, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm phát… và khi phát sinh Chính phủ có trách nhiệm triển khai biện pháp đã được quy định tại Luật để điều hành cụ thể.

Bên cạnh đó, đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nếu tiếp tục giữ như hiện hành (Quốc hội quy định tại Luật và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung) mặc dù không có vướng mắc nhưng cần thêm thời gian nhất định để thực hiện quy trình thẩm tra và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Do việc xác định danh mục là hoạt động có tính điều hành nên từ thực tiễn triển khai thời gian qua cho thấy nếu giao Chính phủ để gắn với trách nhiệm trong triển khai hoạt động này cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.

Dự thảo Luật đã quy định về tiêu chí xác định Danh mục bình ổn giá tại Điều 17; nguyên tắc, các trường hợp và biện pháp bình ổn giá tại Điều 18; việc tổ chức thực hiện bình ổn giá trong các trường hợp cụ thể tại Điều 19. Chính phủ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, linh hoạt, ứng phó ngay được với các diễn biến bất thường, bảo vệ kịp thời nhất quyền lợi cho người tiêu dùng, nhà sản xuất, ổn định kinh tế - xã hội.

Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò “điều hòa”

Theo ông Nguyễn Phú Cường, về Quỹ bình ổn giá, Điều 17 Luật giá hiện hành quy định: Trong trường hợp cần thiết, lập Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm hỗ trợ bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống. Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá. Hiện nay, trên thực tế chỉ có Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động nhằm mục tiêu bình ổn giá.

Dự án Luật Giá (sửa đổi): Vì sao cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu?
Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi)

Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng: Cần giữ quy định tại về Quỹ bình ổn giá trong Luật giá nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với các trường hợp cần thiết phát sinh. Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như Dự thảo Luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động.

Tuy nhiên, về thẩm quyền thành lập còn ý kiến khác nhau. Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách nhận thấy, để bảo đảm hiệu lực pháp lý cao hơn, đồng thời để tương đồng với thẩm quyền quyết định Danh mục hàng hóa bình ổn giá, đề nghị quy định: Quốc hội có thẩm quyền thành lập Quỹ, trong thời gian giữa 02 kỳ họp, trường hợp cấp bách, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập Quỹ và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất.

Về phía Cơ quan soạn thảo đề nghị giao Chính phủ quy định việc thành lập để bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Dự thảo Luật thiết kế 2 phương án để báo cáo UBTVQH xem xét (cụ thể tại Điều 20 của Dự thảo Luật).

Ông Nguyễn Phú Cường cũng nêu, có ý kiến cho rằng, theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay chỉ duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì vậy, không nên quy định thành 01 điều trong Luật về quỹ mà chỉ quy định tại điều khoản chuyển tiếp để tiếp tục thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tránh trường hợp tiếp tục thành lập quá nhiều loại quỹ.

Đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu vì: Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

Trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, cần có sự điều hành của Nhà nước; khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở; khi chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài và khi lượng dự trữ xăng dầu còn mỏng thì việc bỏ Quỹ là chưa phù hợp.

Thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò “điều hòa”, góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động giá, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng Quỹ.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì đây là quỹ tài chính do người tiêu dùng chi trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành, chưa có quy định về thời hạn hoạt động của Quỹ.

Hiện nay, giá xăng dầu trong nước đã liên thông với giá thế giới, việc lập quỹ là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất. Trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể sử dụng những công cụ khác như thuế, phí hoặc hỗ trợ trực tiếp đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề từ giá xăng dầu tăng cao.

"Tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội, trong quản lý, điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Chính phủ cần đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn lực, việc sử dụng Quỹ, nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi biến động, đồng thời có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường" - ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh.