【91 phut. link】Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết để gỡ vướng cho dự án BT
Tại phiên chất vấn sáng 31/10,ínhphủsẽbanhànhNghịquyếtđểgỡvướngchodựá91 phut. link ĐB Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) nêu câu hỏi: “Các dự án BT (dự án theo hình thức xây dựng và chuyển giao) thường theo hình thức chỉ định thầu, thiếu minh bạch, không đảm bảo tính ngang giá, gây thất thoát ngân sách nhà nước. Chính phủ có giải pháp gì về vấn đề này?”
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trước thời điểm ngày 1/1/2018, các bộ, ngành, địa phương đã thanh toán dự án BT bằng đất theo Quyết định 23/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2018, khi Luật Quản lý tài sản công có hiệu lực và trong tháng 10/2017, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn về thanh toán tài sản công, trong đó có việc thanh toán dự án BT bằng tài sản công là đất.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời vấn đề đại biểu nêu liên quan tới các dự án BT sáng 31/10. |
Bộ trưởng cho hay: “Đây là vấn đề rất phức tạp và Chính phủ cũng đã họp nhiều lần. Trước tình hình như thế, chúng tôi đã có báo cáo và Chính phủ cũng đã có thông báo cho tạm dừng thanh toán dự án BT bằng đất; đồng thời giao Bộ Tài chính hướng dẫn và Bộ cũng đã có hướng dẫn”.
Vừa qua, Chính phủ cũng đã họp và nhất trí giao Bộ Tài chính soạn thảo dự thảo Nghị quyết của Chính phủ để hướng dẫn các dự án trực tiếp. Hiện Bộ Tài chính đã trình dự thảo và Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.
Theo Bộ trưởng, tinh thần của dự thảo lần này cũng đảm báo thanh toán ngang giá. Theo quyết định 23 cũng là ngang giá, nhưng khi triển khai, phần lớn các địa phương triển khai các dự án BT thanh toán bằng đất đều thực hiện chỉ định thầu bằng cả hai đầu. Do vậy, vấn đề đại biểu Phạm Hồng Phong nói là rất đúng.
“Tinh thần trong dự thảo lần này chúng tôi cũng đưa ngang giá, nhưng có hai cái ngang giá: Thứ nhất là, giá trị của các dự án BT và giá trị tài sản đất thanh toán phải ngang nhau về tiền theo giá thị trường; thứ hai, ngang giá nhưng đảm bảo ngang về hiện vật”, Bộ trưởng thông tin cụ thể hơn.
“Trên thực tế triển khai, có những dự án BT có giá trị khoảng 400 tỷ đồng và khi chỉ định miếng đất 60ha cũng có giá trị tạm tính tương đương, nhưng đến thời điểm thanh toán, khi tính lại giá đất thì giá trị khu đất lên đến 2.000 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng, chúng ta cần thực hiện rất chặt chẽ để đảm bảo ngang về giá trị nhưng cũng ngang về hiện vật, tránh tình trạng chỉ định thầu”, Bộ trưởng cho hay.
Cùng với đó, cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tinh thần chung của dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ là đấu thầu, đấu giá cả hai đầu. Ở một số địa phương đã có quỹ đất sạch, thì việc đưa ra đấu giá là đúng theo quy định tại Luật Đất đai; tuy nhiên phần lớn các địa phương vẫn còn gặp khó khăn do thiếu nguồn lực.
“Chúng tôi cũng đã có báo cáo Thủ tướng. Trong bối cảnh tình hình ngân sách hiện nay, Kho bạc Nhà nước đang có một lượng tiền khá lớn, nên tại các địa phương còn gặp khó khăn, Thủ tướng đã đồng ý phương án có thể cho các địa phương vay theo quy định và đảm bảo được bội chi trong năm để có nguồn lực giải phóng mặt bằng, làm đất sạch để đấu giá”, Bộ trưởng nói.
Do vậy, theo Bộ trưởng, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết này và khó khăn liên quan tới các dự án BT hiện nay sẽ phần nào được tháo gỡ./.
Duy Thái