【số liệu thống kê về hamburger sv gặp st. pauli】Chủ tịch Quốc hội: Gửi ngay văn bản làm rõ chi thường xuyên đến các cơ quan, bộ ngành
Không giải thích điều khoản đã rõ hoặc không có cơ quan nào yêu cầu
"Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội ký,ủtịchQuốchộiGửingayvănbảnlàmrõchithườngxuyênđếncáccơquanbộngàsố liệu thống kê về hamburger sv gặp st. pauli đóng dấu gửi ngay văn bản này, báo cáo Chính phủ và gửi cho các cơ quan, bộ ngành có liên quan".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn chiều 6/11 |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh thực hiện ngay sau khi ông này làm rõ vướng mắc liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các khoản chi có tính chất đầu tưmà các đại biểu Quốc hội dành nhiều thời gian chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội cũng làm rõ, sau khi văn bản được gửi đi, nếu các cơ quan vẫn thấy không đủ rõ, có yêu cầu giải thích thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giải thích pháp luật, chứ không giải thích điều khoản đã rõ hoặc không có cơ quan nào yêu cầu. Ông cho biết thêm, trong lần rà soát gần đây nhất, 2 tổ rà soát gồm Tổ của Chính phủ và Tổ của Quốc hội đều không đề cập về việc cần sửa Luật Đầu tư công.
“Nếu Nghị định, Thông tư không phù hợp với luật thì phải sửa Nghị định, Thông tư”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Điều 6 Luật Đầu tư công không phải là lý do gây vướng
Trong phiên chất vất, trả lời chất vấn chiều 6/11 về các vấn đề liên quan đến kinh tếtổng hợp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã làm rõ lý do vướng mắc về việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để chi cho các khoản có tính chất đầu tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh |
“Mọi việc phát sinh từ ngày 15/9/2021, thời điểm hiệu lực của Thông tư số 65/2021/TT-BTC. Thông tư này không điều chỉnh các vấn đề về việc sử dụng nguồn chi thường xuyên cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản nhưng lại bãi bỏ Thông tư số 92/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất. Trong năm 2022 và cho đến nay, các địa phương, các bộ, ngành đều vướng mắc”, ông Mạnh làm rõ với các đại biểu Quốc hội.
Trong đó, vướng mắc quan trọng là do không có cơ sở pháp lý, không có căn cứ để lập dự toán, thanh toán cũng như thực hiện các khoản liên quan đến chi từ nguồn thường xuyên cho các hạng mục có tính chất đầu tư như sửa chữa nhỏ, nâng cấp, mở rộng...
Tuy nhiên, khi giải trình vướng mắc này trong phiên làm việc buổi sáng cũng như nhiều kỳ họp trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính luôn khẳng định nguyên nhân là do quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công.
“Điều 6 Luật Đầu tư công chỉ nhằm phân loại dự ánchứ không phải định nghĩa dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, trong nhiều cuộc họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã khẳng định, Điều này không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để chi cho các khoản có tính chất đầu tư”, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh làm rõ. Tương tự, các nội dung của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước theo ông Mạnh cũng không tạo nên vướng mắc.
Vì vậy, ông đồng thuận với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích pháp luật theo đúng quy định của Chương 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Không để cơ quan nào có thể bắt bẻ các địa phương
Sử dụng quyền tranh luận trong phiên chất vấn chiều 6/11, đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh Trần Hữu Hậu cho rằng, vướng mắc trong chi thường xuyên là ví dụ cụ thể của tình trạng cán bộ sợ sai, không dám làm những việc cần phải làm.
Đại biểu Trần Hữu Hậu tranh luận trong phiên làm việc chiều 6/11 của Quốc hội |
"Dù nói gì thì nói, chuyện đúng sai thế nào chưa rõ, vướng mắc chỗ nào chưa biết nhưng có điều chắc chắn rằng, hầu hết địa phương đang vướng chuyện này. Trong khi chúng ta đang tranh luận ở đây, thì là thời điểm lập dự toán, phân bổ ngân sách năm 2024, việc sửa chữa và nâng cấp tài sản công trên 500 triệu đồng đang phải làm theo thủ tục đầu tư công. Nếu làm theo chi thường xuyên thì gần như chắc chắn phải tìm cách lách để có cái tên cho ít bị để ý đến cho việc giải trình nhỏ to với cơ quan chức năng nếu như bị hỏi tới", đại biểu Hậu thẳng thắn.
Vì vậy, ông đề nghị thực hiện các giải pháp để không có cơ quan nào có thể bắt bẻ các địa phương trong hoạt động chi thường xuyên.
“Tôi đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng như của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách về việc nên có giải thích pháp luật hoặc có văn bản đóng dấu như yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội”, đại biểu bày tỏ sự đồng tình.
Tuy nhiên, để chặt chẽ hơn, ông Hậu đề xuất đưa lại nội dung chi thường xuyên có tính chất đầu tư vào luật và cần sửa Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý Tài sản công và Luật Đầu tư công.
“Tôi đề nghị phương án xem xét sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để có thể trình một luật sửa nhiều luật về 1 hoặc 1 vài nội dung, để có thể đi ngay vào thực hiện”, đại biểu Trần Hữu Hậu đề xuất. Đây cũng là đề xuất ông từng nhắc tới các phiên thảo luận trước đó tại nghị trường.