您现在的位置是:88Point > Thể thao

【keo bóng đá ngoại hạng anh】Chính phủ đã thống nhất cao Ủy ban Chứng khoán thuộc Bộ Tài chính

88Point2025-01-10 10:50:40【Thể thao】0人已围观

简介Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tại phiên họp tổ của Quốc hội chiều 6/6. Ảnh: TT.Tăng mức vốn điều lệ không keo bóng đá ngoại hạng anh

bộ trưởng đinh tiến dũng

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tại phiên họp tổ của Quốc hội chiều 6/6. Ảnh: TT.

Tăng mức vốn điều lệ không tác động lớn đến TTCK

TheínhphủđãthốngnhấtcaoỦybanChứngkhoánthuộcBộTàichíkeo bóng đá ngoại hạng anho Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, về nâng điều kiện mức vốn điều lệ của công ty đại chúng từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng để phù hợp với quy mô thị trường chứng khoán (TTCK) hiện tại và nâng cao chất lượng của các công ty đại chúng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cơ bản tán thành. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng có thể ảnh hưởng tới việc huy động vốn của DN.

“Quy định vốn điều lệ của công ty đại chúng từ 10 tỷ đồng trở lên đã có từ năm 2006 đến nay đã 12 năm. Trong số liệu doanh nghiệp (DN) theo thống kê của Nhà xuất bản Thống kê, trong 15 năm từ năm 2000 - 2014 quy mô bình quân vốn của DN tăng 16 lần. Hiện nay trong 1.940 công ty đại chúng, 81% có mức vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên. Số còn lại cũng có có khăn trong quá trình trang trải nghĩa vụ nộp phí quản lý công ty, đăng ký chứng khoán, đăng ký giao dịch trên TTCK… Tuy nhiên, việc quy định mức vốn cho công ty đại chúng quá nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng nhiều công ty đăng ký ưu tiên nhưng sau một thời gian nộp hồ sơ đăng ký hủy tư cách công ty đại chúng do không đáp ứng tiêu chuẩn, gây khó khăn trong công tác quản lý, theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đó” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Do đó, theo Bộ trưởng, để thúc đẩy việc chào bán chứng khoán ra công chúng gắn với việc niêm yết trên TTCK, đề nghị nâng vốn điều lệ lên tối thiểu 30 tỷ đồng là phù hợp với đăng ký niêm yết tối thiểu trên TTCK hiện nay. “Mức vốn đó không gây xáo trộn lớn. Nếu chọn phương án nâng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên thì số DN bị ảnh hưởng chỉ là 18,3%, thấp hơn so với tỷ lệ 30,9% khi chọn mức vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Cho nên quy định này không có tác động lớn đến TTCK khi luật ban hành” - Bộ trưởng cho biết thêm.

Về chào bán chứng khoán riêng lẻ của DN khởi nghiệp sáng tạo, đa số ý kiến Ủy ban Kinh tế tán thành cần xây dựng hành lang pháp lý để DN khởi nghiệp sáng tạo, nhất là DN khởi nghiệp sáng tạo trên lĩnh vực công nghệ thông tin có thể tiếp cận vốn trên TTCK. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị dự thảo chỉ quy định các nội dung mang tính nguyên tắc về điều kiện và tổ chức vận hành.

Bộ trưởng cho biết, theo thông lệ, các DN này thường không huy động vốn trên TTCK do độ rủi ro cao, mà thường khởi nghiệp bằng vốn tự có và từ các quỹ. Các nước đủ điều kiện vẫn có thể xây dựng thị trường cho DN khởi nghiệp sáng tạo, nhưng không quy định điều này trong Luật Chứng khoán.

“Tuy nhiên để phản ánh xu thế mới của quốc tế và Việt Nam, tạo điều kiện huy động vốn từ ý tưởng và tạo điều kiện giao dịch vốn của DN khởi nghiệp sáng tạo, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bình đẳng giữa các DN, tại dự thảo luật, chúng tôi có quy định cơ sở pháp lý cho hoạt động chào bán chứng khoán của DN khởi nghiệp sáng tạo” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói thêm.

Mô hình UBCK thuộc Bộ Tài chính đã phát huy tác dụng rõ rệt

Về vị trí quyền hạn, nhiệm vụ của UBCKNN, đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế cho rằng, cần xác lập để UBCK có đủ thẩm quyền, trực tiếp tổ chức quản lý toàn diện hoạt động chứng khoán. Còn về tổ chức, có ý kiến cho rằng, UBCK cần độc lập trực thuộc Chính phủ; có ý kiến đề nghị giữ nguyên như hiện nay.

Đa số thành viên Uỷ ban Kinh tế cho rằng UBCK độc lập trực thuộc Chính phủ là cần thiết. Tuy nhiên, UBKT cũng đề nghị cần nghiên cứu, rà soát, làm rõ vị trí, vai trò của mô hình tổ chức của UBCK, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính trong quản lý đối với hoạt động chứng khoán.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thông lệ quốc tế cho thấy có nhiều mô hình khác nhau về quản lý, giám sát TTCK. Tuy nhiên, có 3 mô hình chủ yếu: mô hình thuộc Bộ Tài chính (Malaysia, Bangladet, Bồ Đào Nha, Argentina…); thuộc ngân hàng trung ương (Singapore, Nga, Sec, Hunggari…); thuộc cơ quan giám sát tài chính thuộc chính phủ (Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Australia…).

“Tuy nhiên dù được tổ chức dưới mô hình nào thì cơ quan quản lý giám sát TTCK các nước (UBCK) đều phải tuân thủ đáp ứng các nguyên tắc về cơ quan quản lý của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO), có nguyên tắc độc lập theo đó cơ quan quản lý phải độc lập trong hoạt động và chịu trách nhiệm trong thực thi các chức năng và có đủ thẩm quyền, nguồn lực, năng lực để thực thi chức năng nhiệm vụ đó” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.

Với thực tiễn Việt Nam, công tác quản lý giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK trong thời gian qua cho thấy, mô hình UBCKNN thuộc Bộ Tài chính đã và đang phát huy tác dụng tốt, hỗ trợ gắn kết với cổ phần hóa DNNN với niêm yết, với đăng ký giao dịch trên TTCK, huy động vốn. Ngoài ra, mô hình này còn hỗ trợ tài chính, ngân sách, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát trên TTCK.

Chia sẻ thêm với các đại biểu tại tổ, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay: “TTCK lúc đầu thành lập tách riêng, sau một hồi khó khăn quá, đưa về Bộ Tài chính. Suốt từ đó đến nay có thời điểm tưởng là sập sàn, nhưng Bộ và Chính phủ kiên quyết giữ, dần dần từng bước ổn định, mấy năm qua đã phát triển vượt bậc”.

Do đó, Bộ trưởng khẳng định: Việc tổ chức mô hình UBCKNN thuộc Bộ Tài chính hiện nay vẫn phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tổ chức thẩm quyền của UBCKNN, các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) quy định cụ thể tại luật cơ bản phù hợp với nguyên tắc của IOSCO và thông lệ quốc tế, đảm bảo mô hình tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản đầu mối, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương 6.

“Với mô hình hiện nay, Chính phủ đã thống nhất rất cao với tinh thần, UBCKNN vẫn thuộc Bộ Tài chính” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Trao thêm quyền để chủ động điều hành quản lý TTCK

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho hay, hiện nay đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc về thẩm quyền, cơ chế, năng lực quản lý điều hành thị trường của UBCKNN. Điều này có thể xử lý khắc phục được thông qua sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán theo hướng trao thêm quyền cho UBCKNN để củng cố tăng cường tính độc lập, chủ động trong quản lý điều hành thị trường, bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc của IOSCO như đảm bảo thẩm quyền quản lý giám sát toàn diện đối với hoạt động của các sở giao dịch, TTLKCK.

Đồng thời, cần bảo đảm thẩm quyền tiếp cận thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra, phân quyền cụ thể để UBCKNN chủ động biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động của TTCK; giảm thiểu rủi ro hệ thống, xử lý các biến động bất thường, ổn định thị trường…

“Mấy năm qua, thị trường rất biến động, tình hình thế giới chao đảo, do hội nhập TTCK nước ta cũng chao đảo theo nhưng vẫn giữ được và có tăng trưởng. Nhiều nước quanh chúng ta giảm sâu, nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng, tỷ lệ vốn hóa tăng, tỷ lệ vốn hóa so với GDP đã đạt mục tiêu Chiến lược phát triển TTCK” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chia sẻ.

"Do đó, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm việc giao quyền, tăng thêm thẩm quyền của UBCKNN trong quản lý và xử lý các biến cố của TTCK" - Bộ trưởng cho biết.

Minh Anh

很赞哦!(6)