Ông Đặng Phúc Nguyên,ươngchiếnMỹxem tin tức bóng đá Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. |
Thưa ông, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung còn kéo dài đã, đang và sẽ tác động như thế nào đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam?
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động lớn đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Cụ thể, trong bối cảnh quan hệ thương mại Mỹ - Trung căng thẳng, Trung Quốc sẽ giảm bớt nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu, đẩy hàng tồn kho sang Việt Nam và các nước xung quanh. Thời gian qua, mặt hàng hoa quả của Trung Quốc xuất sang Việt Nam tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Trong khi đó, họ siết chặt nhập khẩu, thực hiện kiểm tra nguồn gốc, kiểm tra chất lượng để giảm tốc độ giao hàng của Việt Nam.
Đó là điều dễ hiểu và tất yếu mà Việt Nam phải đối mặt. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, thì nông dân phải nâng cao chất lượng sản phẩm, phải cơ cấu lại trồng theo nhu cầu thị trường, sản xuất theo hướng an toàn, đồng thời đan xen mùa vụ để tránh trùng lặp với mùa vụ nông sản tại Trung Quốc.
Căng thẳng thương mại cũng khiến nông sản Mỹ tràn vào Việt Nam nhiều hơn với giá rẻ hơn. Với thực tế này, ông có lo ngại nông sản Việt Nam sẽ thua ngay chính tại sân nhà?
Đối tượng tiêu thụ hàng nhập khẩu từ Mỹ là giới trung lưu trở lên, nên việc hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam không ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ trong nước. Đại đa số người Việt Nam quen tiêu thụ hàng nông sản trong nước, người dân bình dân dùng hàng bình dân.
Mặt khác, hàng nông sản Mỹ có giảm xuống hơn nữa thì cũng chỉ rẻ hơn so với trước đây, chứ không thể rẻ hơn nhiều mặt hàng nông sản trong nước. Do vậy, tôi nghĩ, việc này ít ảnh hưởng đến tiêu thụ trái cây trong nước.
Thời gian qua, Ngân hàngNhân dân Trung Quốc đã liên tục hạ giá đồng nhân dân tệ. Việc này tác động thế nào đến các mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, thưa ông?
Với việc phá giá đồng nhân dân tệ, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sẽ bị thiệt hại. Ở chiều ngược lại, hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc lại có giá rẻ hơn.
Thực tế, Việt Nam đang xuất siêu rất lớn sang Trung Quốc. Theo đó, giá trị xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc khoảng 2,7 tỷ USD/năm, trong khi nhập khẩu từ thị trường này chỉ 200 - 300 triệu USD.
Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệpký hợp đồng xuất khẩu trái cây theo thời vụ hoặc ký theo lô hàng, chứ không ký dài hạn theo năm như những ngành khác. Do đó, thời hạn hợp đồng sẽ ngắn hơn. Sau khi hợp đồng hết hạn, doanh nghiệp sẽ đàm phán lại mức giá xuất khẩu sao cho hợp lý, nên sẽ giảm thiểu thiệt hại. Thêm vào đó, trong số 9 loại quả được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, có nhiều loại quả đã hết vụ như vải, măng cụt...
Ngoài việc nhân dân tệ mất giá, Trung Quốc còn siết chặt đường tiểu ngạch và yêu cầu rau quả nhập khẩu từ Việt Nam phải có mã số vùng trồng. Ông đánh giá thế nào về tác động kép này đối với xuất khẩu rau quả?
Từ ngày 1/5/2019, Trung Quốc chính thức chấm dứt việc xuất khẩu rau quả qua đường tiểu ngạch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến xuất khẩu rau quả chững lại trong thời gian qua. Tuy nhiên, từ tháng 7/2019, doanh nghiệp được cấp mã số vùng trồng, giúp việc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trở nên thuận lợi hơn, dẫn đến xuất khẩu rau quả phục hồi trở lại.
Theo ghi nhận của Hiệp hội Rau quả, nếu như trước kia thanh long Việt Nam chưa được cấp mã vùng trồng, giá xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt hơn 15.000 đồng/kg, thì sau khi được cấp mã vùng trồng, mức giá tăng lên 26.000 - 27.000 đồng/kg. Với mức giá này, theo tính toán của chúng tôi, sau khi trừ chi phí, mỗi héc-ta trồng thanh long lãi khoảng 200 triệu đồng.
Rõ ràng, khi xuất khẩu rau quả chính ngạch, chất lượng hàng Việt Nam được đảm bảo hơn và giá cũng được cải thiện.
Những khó khăn về yêu cầu tiêu chuẩn cũng như đồng nhân dân tệ mất giá có làm giảm sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng rau quả Việt Nam từ nay đến cuối năm không, thưa ông?
Tôi tin rằng, dù có thế nào thì Trung Quốc sẽ vẫn mua rau quả của Việt Nam do họ thích hoa quả nhiệt đới. Họ có thể mua thanh long từ Việt Nam, nhưng không thể mua loại quả này từ Australia hay Mỹ. Ngoài ra, do vị trí địa lý của Việt Nam và Trung Quốc thuận lợi, khoảng cách gần, nên việc vận chuyển hàng dễ dàng, dẫn đến chi phí rẻ hơn.
Có một điều mà ngành rau quả Việt Nam cần cải thiện, đó là thương hiệu và chất lượng. Trước đây, người Trung Quốc “lấn cấn” chuyện tồn dư thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả Việt Nam. Song nay, việc Trung Quốc siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch, yêu cầu mã số vùng trồng cũng là cơ hội để rau quả Việt Nam cải thiện chất lượng, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap. Khi đạt được các tiêu chuẩn này, giá cả mặt hàng rau quả Việt Nam sẽ được cải thiện hơn nữa.