您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【nhận định malaysia】Khoa học công nghệ vững tiến

88Point2025-01-10 15:32:26【Ngoại Hạng Anh】3人已围观

简介Với sự quyết tâm và nỗ lực nên khép lại năm 2021, toàn ngành nhận định malaysia

Với sự quyết tâm và nỗ lực nên khép lại năm 2021,ọccngnghệvữngtiếnhận định malaysia toàn ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng trong thực hiện chuyên môn, nhiệm vụ; qua đây, góp phần đưa lĩnh vực KH&CN của Tỉnh có nhiều bước phát triển mới.

Trong năm 2021, Hội đồng KH&CN tỉnh đã tổ chức xét duyệt và nghiệm thu 22 đề tài, dự án khoa học.

Nghiệm thu và triển khai thực tế nhiều đề tài, dự án

Năm 2021, với sự linh hoạt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp điều kiện thực tế nên hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Sở KH&CN tỉnh vẫn đảm bảo hoàn thành tốt theo kế hoạch đề ra. Theo đó, một trong nhiều đề tài cấp tỉnh được Hội đồng KH&CN tỉnh đánh giá cao về tính hiệu quả sau khi được nghiệm thu là việc “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững đất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang”.

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh thực hiện bảo tồn và cấy mô nhiều loại cây trồng sạch bệnh. 

GS.TS.Võ Quang Minh, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ, chủ nhiệm đề tài, chia sẻ: “Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần quan trọng cho kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chí công nghệ cao. Ngoài ra, kết quả đề tài còn cung cấp bộ số liệu nghiên cứu cơ bản, khoa học về tài nguyên đất nông nghiệp, từ đó làm cơ sở trong việc quy hoạch vùng và nhân rộng mô hình canh tác cây trồng phù hợp cho tỉnh vào thời gian tới”.

Bên cạnh xét duyệt và nghiệm thu thì một trong những vấn đề được ngành chức năng và người dân trong tỉnh đánh giá cao là mỗi đề tài, dự án khoa học sau khi được Hội đồng KH&CN tỉnh thông qua và đưa vào ứng dụng thực tế đều mang lại tính khả thi và hiệu quả thiết thực, từ đó tạo sự đồng thuận trong thực hiện.

Ông Vu Sủi, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã (HTX) Thạnh Thắng, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Trước đây, HTX được Sở KH&CN tỉnh hỗ trợ thực hiện mô hình trồng khóm Cầu Đúc đạt tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 50ha. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, ghi nhật ký sản xuất để truy xuất nguồn gốc nên sản phẩm khóm Cầu Đúc của HTX luôn có thị trường đầu ra thuận lợi, giá bán ổn định, tạo nguồn thu nhập hấp dẫn cho thành viên. Phát huy kết quả đạt được và trên nền tảng VietGAP thì trong năm 2021 vừa qua, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ thuộc Sở KH&CN tỉnh tiếp tục phối hợp với HTX triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP để phát triển vùng chuyên canh khóm ở Hậu Giang”, trong đó có HTX Thạnh Thắng. Dù mới triển khai nhưng thành viên trong HTX rất đồng tình và tin tưởng dự án sẽ tiếp tục mang lại nhiều hiệu quả thiết thực”.

Cùng đánh giá cao về tính khả thi của việc ứng dụng đề tài, dự án khoa học vào thực tế, ông Nguyễn Việt Triều, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, cho hay: Trong năm 2021, đơn vị đã ký hợp đồng với Sở KH&CN tỉnh về việc triển khai thực hiện đề tài “Nuôi cá chạch lấu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Tuy mới thí điểm nuôi tại đơn vị và một số địa phương khác trong Tỉnh, nhưng bước đầu cho thấy sự tích cực về quy trình nuôi, việc sử dụng nguồn thức ăn, nguồn nước hợp lý… nên khả năng tới đây mô hình sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Sang năm 2022 này, đơn vị tiếp tục phối hợp với Sở KH&CN tỉnh thực hiện mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới trong nhà màng đạt tiêu chuẩn VietGAP và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới như: dưa lưới sấy dẻo, rượu vang dưa lưới.

Bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh, cho biết: Trong năm 2021, hoạt động KH&CN của Tỉnh tiếp tục được quan tâm đổi mới, đồng thời nhiều kết quả sau nghiên cứu được đưa vào ứng dụng thực tế đã đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, địa phương và được người dân đón nhận bằng những mô hình triển khai thực tế trong sản xuất, từ đó góp phần nâng cao giá trị cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Tỉnh. Ngoài ra, công tác quản lý, triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học luôn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công việc. 

Thực hiện hiệu quả công tác quản lý chuyên ngành

Song song với những hoạt động trên thì trong năm vừa qua, lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các cơ quan trực thuộc Sở KH&CN tỉnh cũng ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Điển hình như Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Tỉnh thực hiện nhiều cuộc kiểm tra về hàng đóng gói sẵn theo định lượng, kiểm tra phương tiện đo nhóm 2 và kiểm tra chất lượng thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước, nhập khẩu lưu thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; đồng thời tổ chức kiểm tra trên 50 phương tiện đo, gồm: cân và đồng hồ nước. Từ việc đẩy mạnh hoạt động kiểm tra về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường đã góp phần tích cực trong việc ngăn chặn, hạn chế các sản phẩm kém chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật lưu thông trên địa bàn tỉnh; cũng như các phương tiện đo không đạt yêu cầu về kỹ thuật, hết hạn kiểm định sử dụng trong trao đổi, mua bán, góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh, chia sẻ: Trong năm vừa qua, đơn vị tiếp tục bảo tồn 10 cây quýt đường (S0), 10 cây quýt đường (S1), 10 cây cam sành (S0) và 10 cây cam xoàn (S0) sạch bệnh trong nhà lưới chống côn trùng; đồng thời tiếp tục bảo tồn 200 chai “khóm Cầu Đúc Hậu Giang” không nhiễm bệnh héo khô đầu lá bằng phương pháp invitro trong phòng nuôi cấy mô của Trung tâm. Bên cạnh đó, đơn vị còn chăm sóc các cây đang bảo tồn trong nhà lưới và ra ngôi 3.000 cây “khóm Cầu Đúc Hậu Giang” sạch bệnh, sản xuất 500 cây quýt đường sạch bệnh, đạt 100% kế hoạch.

Ngoài ra, công tác tư vấn, hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng được các ngành có liên quan của Sở KH&CN tỉnh thực hiện đúng quy định của pháp luật; trong đó chủ yếu là hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bên cạnh đó là việc chú trọng thực hiện khai thác, vận hành và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật tạo sản phẩm KH&CN thương mại, tăng cường chế biến sâu nông sản và dược liệu. Ngoài ra, với kế hoạch chuyển giao công nghệ cho đơn vị HTX Bio Fruit Coop (HTX Sinh học trái cây OCOP) thực hiện dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đã góp phần thực hiện chương trình đổi mới sáng tạo trên địa bàn Tỉnh.

Bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh, cho biết thêm: Từ những kết quả đạt được thì sang năm 2022 đơn vị tiếp tục phát huy mặt ưu điểm, sớm khắc phục hạn chế để đưa KH&CN của Tỉnh nhà ngày càng phát triển trên các lĩnh vực. Trong đó, Sở KH&CN tỉnh sẽ có kế hoạch, giải pháp thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nhiệm vụ năm mà UBND tỉnh giao, đồng thời gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực KH&CN. Về một số mục tiêu cụ thể là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo (ĐMST); tăng cường công tác quản lý công nghệ, ĐMST và an toàn bức xạ hạt nhân; cũng như triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên…

Trong năm 2021, Hội đồng KH&CN tỉnh đã tổ chức xét duyệt 15 đề tài, dự án; trong đó đã thông qua 12 đề tài cấp tỉnh và hai dự án cấp bộ. Bên cạnh đó, Hội đồng KH&CN tỉnh còn tổ chức nghiệm thu 6 đề tài cấp Tỉnh và một đề tài cấp Bộ; đồng thời kiểm tra tiến độ và xem xét gia hạn 14 đề tài, dự án. Ngoài ra, Sở KH&CN tỉnh cũng hoàn thành đúng hạn 54/54 nhiệm vụ năm do UBND tỉnh giao.

 

TUẤN PHÁT

很赞哦!(938)