88Point

Lên Văn Miếu cầu học“Chiều nay còn ấm hơi người kẻ sĩ/Văn Thánh thông reo Khổng Tử về…” – đó là nhữn keo nha cai 88.com

【keo nha cai 88.com】“Chiều nay còn ấm hơi kẻ sĩ…”

Lên Văn Miếu cầu học

“Chiều nay còn ấm hơi người kẻ sĩ/Văn Thánh thông reo Khổng Tử về…” – đó là những câu thơ của người xưa được các bạn nhỏ của Trường THCS Phạm Văn Đồng (TP. Huế) trân trọng nhắc đến trong hoạt động dã ngoại đến Văn Miếu (Văn Thánh) vừa qua.

Văn Thánh. Ảnh: Văn Đình Huy

Văn Miếu là một trong những công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế,ềunaycònấmhơikẻsĩkeo nha cai 88.com được nhà Nguyễn lập ra để tôn vinh các thánh hiền của đạo Nho, đồng thời là nơi đào tạo nhân tài của đất nước bấy giờ. Sách sử còn ghi: Năm 1808, Gia Long cùng triều đình quyết định chọn một ngọn đồi thấp phía trên chùa Thiên Mụ, sát tả ngạn sông Hương, tức vị trí hiện tại để xây Văn Miếu mới uy nghi, đồ sộ. Bấy giờ, trường Quốc Tử Giám cũng được lập ra ở đây và hoạt động mãi cho đến năm 1908 mới dời về Thành Nội.

Văn Miếu nhiều lần được tu sửa, xây dựng thêm các công trình phụ, nhất là dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị. Đến thời vua Gia Long, triều đình chưa mở các kỳ thi Hội, mới chỉ có các khoa thi Hương nên tại đây chưa dựng bia tiến sĩ. Từ thời Minh Mạng về sau (1820 - 1840) mới mở các khoa thi Hội, nên bắt đầu dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để khắc tên những người thi đậu. Các “tiến sĩ đề danh bí” được lần lượt dựng lên ở sân Văn Miếu từ năm 1831 đến năm 1919, năm có khoa thi Hội cuối cùng dưới thời vua Khải Ðịnh... 32 tấm bia tiến sĩ dựng thành hai dãy ở hai bên sân đối diện nhau. Tất cả 32 bia đều có rùa đội bia và làm bằng đá thanh cẩm thạch. Bia tiến sĩ ở đây không cao lớn bằng bia ở Văn Miếu Hà Nội nhưng đều đặn hơn, dạng thức, trang trí khác hơn... Trên 32 tấm bia này đã khắc tên, tuổi, quê quán của 239 vị tiến sĩ đậu chánh bằng qua các kỳ thi Hội được tổ chức dưới triều Nguyễn.

Gần đây, với tinh thần coi trọng sự học, nhiều phụ huynh và học sinh các cấp đã chọn Văn Miếu làm điểm đến để hiểu thêm truyền thống ưa chuộng văn tài của người xưa và khuyến khích người nay không ngừng hiếu học. Như hoạt động dã ngoại của các bạn học sinh Trường THCS Phạm Văn Đồng là một ví dụ. Không những thế, trong chuỗi hoạt động này, các bạn ấy còn sôi nổi cùng nhau tham gia cuộc thi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch” và thiết kế tour tham quan Văn Miếu để giới thiệu, kết nối điểm đến này gần hơn với du khách. “Các bạn còn chần chờ gì nữa mà không một lần tới thăm Văn Miếu. Đó là việc làm cần thiết của thế hệ cháu con có trách nhiệm với quá khứ, tương lai và cũng để tiếng thông nơi linh thiêng này thủ thỉ lời vui”, những người trẻ ấy chia sẻ.

Anh Thân Bá Trọng, tổ trưởng tổ bảo vệ di tích Văn Miếu cho biết: Tuy không đông như các điểm di tích khác nhưng du khách đến với Văn Miếu ngày càng đông hơn. Nhiều phụ huynh đưa con em đến đây, dâng hương tưởng nhớ, cầu may mắn trước mùa thi, sau còn đến dâng tạ. Lượng du khách lẻ đến đây cũng ngày càng nhiều hơn.

“Điểm vàng” Phu Văn Lâu

Trong nỗ lực trùng tu, bảo tồn Quần thể di tích Cố đô Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã dành nhiều chương trình, dự án quan trọng để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của những di tích Nho học. Đó là công trình Linh Tinh Môn (cổng vào Văn Miếu từ bến sông), Văn Miếu, Bia Thị Học (trước Quốc Tử Giám, đường 23/8) và biểu tượng Cố đô Huế - Phu Văn Lâu.

Như ý nghĩa của tên gọi Phu Văn Lâu, đây là nơi niêm yết những chiếu thư, chỉ dụ quan trọng của Hoàng đế và triều đình nhà Nguyễn, nơi công bố kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Dưới thời các vua Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức(1848-1883), Khải Định(1916-1925), Phu Văn Lâu đều được lựa chọn là địa điểm tổ chức các cuộc vui chơi, yến tiệc trong dịp lễ vạn thọ của nhà Vua. Ngày nay, Phu Văn Lâu trở thành địa điểm thường xuyên diễn ra các buổi sinh hoạt cộng đồng vào những dịp lễ hội hoặc trong những dịp kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, dân tộc.

Kể từ thời điểm được xây dựng đến nay, qua gần 200 năm, kiến trúc và diện mạo của Phu Văn Lâu đã nhiều lần thay đổi. Song chỉ những thay đổi được thực hiện trong khung thời gian và không gian lịch sử gắn kết với sự ra đời và phát triển của di tích mới được công nhận là có giá trị lịch sử văn hoá. Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Qua nghiên cứu các nguồn tư liệu lịch sử, tư liệu ảnh, kết hợp với kết quả tổng hợp, phân tích và đánh giá bằng các phương pháp hiện đại, phương án trùng tu Phu Văn Lâu sẽ được thực hiện theo hình thức kiến trúc và trang trí thời Khải Định, là giai đoạn lịch sử gần nhất dưới triều Nguyễn mà trước đó công trình này đã tồn tại. Theo đó, hàng loạt hạng mục sẽ được nhà thầu triển khai trong các năm 2015- 2016, như: Nền móng được bảo tồn nguyên trạng và làm vệ sinh khoa học, gia cường khớp nối và chân tán. Hệ khung gỗ được phục hồi lại toàn bộ hệ khung gỗ kiền, chỉ giữ lại một vài cấu kiện gốc làm tiêu bản đối chứng; phục hồi réo mái (kiểu mái cong), phục hồi bức hoành phi; tu bổ phục hồi cầu thang.

Với lựa chọn phương án phục hồi như vậy, các giải pháp can thiệp được sử dụng phải loại trừ những yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong những lần trùng tu trước đây. Do đó, Phu Văn Lâu sau khi phục hồi sẽ có đầy đủ các yếu tố cấu thành của di tích tại thời điểm lịch sử năm 1922 thời Khải Định: Mái lợp ngói âm-dương, réo mái (mái cong) và hình thức mặt đứng kiến trúc tầng 2 hoàn mỹ. Công trường trùng tu công trình đang khẩn trương từng ngày để kịp tiến độ vào khoảng nửa đầu năm 2017.

Đồng Văn

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap