【tỷ số augsburg】Đến năm 2020, cả nước có 8,75% cơ sở giáo dục ngoài công lập

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội,Đếnnămcảnướccoacutecơsởgiaacuteodụcngoagraveicocircnglậtỷ số augsburg thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt 8,75% số cơ sở và 8,9% người học vào năm 2020 và lần lượt là 13,5%, 16% vào năm 2025.

Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt tỷ lệ ít nhất 20%, tương ứng với số trẻ em theo học đạt khoảng 25%; đến năm 2025, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt 25% với số trẻ em theo học đạt 30%.

Các cháu Trường mầm non Hạnh Phúc, Công ty TNHH Auntex, Khu công nghiệp Đồng Xoài I, TP. Đồng Xoài biểu diễn văn nghệ (ảnh minh họa) - Sỹ Hòa

Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các trường phổ thông ngoài công lập đạt lần lượt 2,3% và 2,6%; đến năm 2025, tỷ lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các cơ sở ngoài công lập là 2,7% và 3%. Đối với giáo dục đại học, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đạt 28% và số sinh viên theo học đạt 18%; đến năm 2025, đạt tỷ lệ tương ứng là 30% và 22,5%. Đối với giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đạt 35%; đến năm 2025 đạt 40%.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã đề ra các giải pháp: Hoàn thiện thể chế; cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông.

TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CẤP TỈNH

Chính phủ cũng giao UBND cấp tỉnh: Xây dựng kế hoạch, lộ trình để thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục tại địa phương; ưu tiên lồng ghép các vấn đề xã hội hóa, phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp điều kiện, mức độ phát triển kinh tế, xã hội và khả năng chi trả của người dân tại địa phương.

Thực hiện và rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục theo hướng: không tiếp tục phát triển mở rộng các cơ sở giáo dục công lập mà cần đầu tư có trọng điểm, dành ngân sách nhà nước cho các khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hoặc một số cơ sở giáo dục trọng điểm; tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, THPT từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao; đẩy mạnh tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục công lập với lộ trình phù hợp cho từng cấp học; chủ động phân luồng, định hướng cho phụ huynh và người học lựa chọn các mô hình trường không phân biệt công lập hay ngoài công lập.

Thực hiện việc bố trí quỹ đất dành cho giáo dục, chú trọng bảo đảm giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư; thực hiện bồi hoàn thỏa đáng cho những nhà đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án xã hội hóa theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời xác nhận ưu đãi thuế; xử lý nhanh chóng, kịp thời các kiến nghị của nhà đầu tư.

Có giải pháp cụ thể hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ tài chính, tổ chức bồi dưỡng quản lý, chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập từ nguồn ngân sách địa phương, phù hợp với khả năng huy động của ngân sách và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đối với công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng các yêu cầu về công khai mức học phí, công khai tài chính và cam kết chất lượng.

S.N