【schalke đấu với hertha】Hồi kết của "Mùa Xuân Arập" còn xa

hoi ket cua quotmua xuan arapquot con xa

Tại Syria,ồikếtcủaampquotMùaXuânArậpampquotcòschalke đấu với hertha Tổng thống Bashar al-Assad đang tiếp tục tại vị và thậm chí đã giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ từ tay lực lượng nổi dậy trong các tuần gần đây, vượt xa so với dự đoán của hầu hết các chuyên gia. Tổng thống Assad dường như sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp dự đoán của giới tình báo Israel rằng chính quyền của nhà lãnh đạo người Alawite này đã gần tới hồi kết.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do phe đối lập Syria không thể đoàn kết và cộng đồng quốc tế đã do dự can thiệp vào quốc gia Arập này. Nếu Tổng thống Assad bị lật đổ, kéo theo đó là tình trạng hỗn loạn trong khắp khu vực vốn rất quan trọng đối với cả Israel lẫn Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có chung đường biên giới với Syria. Do vậy, cả Israel và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải cùng ủng hộ cho việc thành lập một chế độ Hồi giáo chính thống tại quốc gia này. Lựa chọn thay thế sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu các nhóm Hồi giáo có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, nhóm Hồi giáo cực đoan Salafist hoặc các nhóm chiến binh thánh chiến lên nắm quyền.

Số người thiệt mạng tại Syria đang tăng lên từng ngày và có vẻ như tình trạng đổ máu sẽ chưa thể chấm dứt trong tương lai gần. Hiện hơn một triệu người Syria phải đi tị nạn và hai triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa để tránh tình trạng bạo lực. Các cuộc không kích mới đây của Israel đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực dù các quan chức Israel không tin rằng ông Assad muốn mở một mặt trận khác chống lại Israel.

Tình hình lại hoàn toàn khác tại quốc gia láng giềng phía Nam của Israel. Cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã buộc phải từ chức sau làn sóng biểu tình rầm rộ trên đường phố. Nhà lãnh đạo của Tổ chức Anh em Hồi giáo, ông Mohamed Morsi, đã lên tiếp quản quyền lực trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở quốc gia này. Tuy nhiên, thái độ lạc quan về một tiến trình chuyển tiếp dân chủ êm ả đã tan biến khi Ai Cập đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

An ninh cá nhân cũng trở nên tồi tệ hơn khi tình trạng tội phạm và quấy rối tình dục đối với phụ nữ ngày càng tăng. Các hoạt động du lịch sụt giảm mạnh. Ai Cập đã tiến hành các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một khoản vay trị giá 4,8 tỷ USD song cho tới nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Đầu tư nước ngoài ngày càng tụt dốc, trong khi cộng đồng quốc tế dường như không chắc chắn rằng ông Morsi có thể duy trì các cam kết cải cách tài chính theo yêu cầu của IMF.

Điều trớ trêu là cuộc cách mạng "Mùa Xuân Arập" vẫn chưa lan tới Bờ Tây và Dải Gaza. Người Palestine đã vùng lên đấu tranh cho một nhà nước độc lập từ rất lâu trước khi phong trào "Mùa Xuân Arập" nổ ra. Năm 1987, "Intifada" - phong trào nổi dậy của người Palestines chống lại sự chiếm đóng của Israel - bùng nổ. Phong trào "Intifada" lần thứ hai nổ ra vào năm 2000 với nhiều sự kiện bạo lực hơn. Có vẻ như logic khi người Palestine - với cảm hứng từ phong trào "Mùa Xuân Arập" - sẽ phát động một cuộc nổi dậy mới chống lại Israel. Tuy nhiên, họ lại đang quá bận tâm về các vấn đề khác, trong đó có sự rạn nứt giữa phong trào Fatah kiểm soát Bờ Tây và phong trào Hamas kiểm soát Dải Gaza.

Theo ông Munther Dajani, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Al-Quds ở Jerusalem, nhìn rộng ra toàn khu vực Trung Đông, còn quá sớm để chứng kiến kết cục cuối cùng. "Mùa xuân Arập là một phong trào quần chúng đang tràn qua từng quốc gia Arập. Phải mất một vài năm nữa phong trào này mới kết thúc. Tôi không nghĩ rằng ai đó có thể đánh giá phong trào này tích cực hay tiêu cực bởi vì chúng ta vẫn chưa thấy phần kết của nó".

P. Thùy