【kq bd tho nhi ky】16 ngân hàng đã giảm lãi hỗ trợ doanh nghiệp vượt cam kết
16 ngân hàng đã giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền lãi,ânhàngđãgiảmlãihỗtrợdoanhnghiệpvượtcamkếkq bd tho nhi ky đạt gần 90% cam kết | |
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các ngân hàng tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất | |
Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách |
Tổng tiền lãi đã giảm hỗ trợ khách hàng của 16 ngân hàng từ 15/7 đến 31/12. Biểu đồ: H.Dịu |
Theo báo cáo, 4 ngân hàng giảm lãi nhiều nhất vẫn là 4 ngân hàng có vốn nhà nước là Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank với số lãi giảm được lần lượt là 5.512 tỷ đồng, 4.635 tỷ đồng, 4.128 tỷ đồng, 2.259 tỷ đồng.
Trong kỳ báo cáo này, ACB đã vượt MBBank lên đứng ở vị trí thứ 5 trong tổng số 16 ngân hàng và đứng đầu các ngân hàng thương mại tư nhân về số lãi giảm, với 859 tỷ đồng.
Tiếp đến là MBBank với 640 tỷ đồng, VPBank với 605 tỷ đồng, Techcombank với 539 tỷ đồng, Sacombank với 453 tỷ đồng… Đứng cuối cùng vẫn là VIB với 47 tỷ đồng.
Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng thương mại đã cam kết giảm lãi suất cho vay trên tổng dư nợ hiện hữu áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.
Riêng 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo thông tin từ NHNN, khoảng 600.000 khách hàng với dư nợ trên 280.000 tỷ đồng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; gần 2 triệu khách hàng với dư nợ hơn gần 4 triệu tỷ đồng được miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay; khoảng 1,2 triệu khách hàng được cho vay mới lãi suất thấp hơn trước dịch với doanh số đạt trên 7 triệu tỷ đồng...
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc đầu năm với NHNN ngày 8/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá cao việc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn về dịch bệnh trong thời gian qua.
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý một số nhiệm vụ như tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất-kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng…