Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,ỗtrợsinhkếchohộtỷ lệ kèo đá banh huyện Phụng Hiệp xây dựng nhiều dự án sinh kế, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.
Thông qua các dự án sinh kế, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại huyện có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực hiện các dự án sinh kế phù hợp
Những ngày này, tranh thủ mỗi buổi sáng, anh Nguyễn Văn Đà, ở ấp Mỹ Phú A, xã Hòa Mỹ, đi cắt cỏ, cắt rau muống làm thức ăn cho đàn dê, buổi chiều ai thuê mướn làm cỏ, xịt thuốc thì anh đi làm. Nhìn đàn dê phát triển, anh mừng và thầm hy vọng mô hình này sẽ giúp kinh tế gia đình phát triển.
Đàn dê là mô hình sinh kế mà địa phương hỗ trợ cho gia đình anh từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Anh Đà chia sẻ: “Gia đình tôi là hộ nghèo lâu năm, cuộc sống rất chật vật vì thu nhập bấp bênh. Hiện nay, với số dê con sinh sản lứa rồi tôi dự định cuối năm sẽ xuất bán, hy vọng rằng với bước khởi đầu này sẽ giúp gia đình cải thiện đời sống, tăng thu nhập”.
Trong quá trình chăn nuôi, anh Đà không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi thành công, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê do địa phương tổ chức và học hỏi thêm các kỹ thuật chăn nuôi qua mạng xã hội. Với những kiến thức tích lũy được, anh áp dụng vào chăn nuôi, nhờ vậy đàn dê phát triển khá nhanh. Từ 7 con dê được hỗ trợ ban đầu, đến nay đã sinh sản, tổng đàn được 15 con.
Còn chị Mang Thuận, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, phấn khởi khi được hỗ trợ dự án nuôi heo. Chị Thuận chia sẻ: “Chúng tôi rất muốn chăn nuôi để có thêm nguồn thu nhập, nhưng không có vốn. Năm rồi được hỗ trợ 4 con heo mừng lắm. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, gia đình xuất bán, mang về khoản thu nhập. Từ nguồn vốn đó, chúng tôi mua lại 5 con heo, hiện heo đang phát triển”.
Việc hỗ trợ sinh kế, tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống luôn được cấp ủy, chính quyền xã Hòa Mỹ quan tâm. Năm 2023, xã thực hiện dự án nuôi dê, nuôi cá thát lát, nuôi heo. “Địa phương lựa chọn hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo để hỗ trợ thực hiện dự án công khai, minh bạch, được sự đồng thuận cao từ cộng đồng, người dân. Ngoài hỗ trợ con giống, người dân còn được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc để dự án đạt hiệu quả cao. Cơ quan chuyên môn thường xuyên quan tâm theo dõi và hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, bảo đảm đầu ra ổn định”, bà Lê Thị Út, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, cho biết.
Gia đình chị Thuận phấn khởi khi được hỗ trợ dự án nuôi heo.
“Tiếp sức” để hộ nghèo vươn lên
Để tiếp sức, trợ lực hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thực hiện các dự án sinh kế phù hợp.
Ông Trần Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho biết: “Cùng với tạo điều kiện cho bà con vay vốn, giới thiệu việc làm, vận động mạnh thường quân giúp đỡ gạo, nhu yếu phẩm. Trong năm 2024, xã đăng ký thực hiện dự án nuôi bò, nuôi heo thịt thương phẩm. Địa phương đang thực hiện các bước theo quy trình. Khi bàn giao con giống đến người dân, các tổ chức đoàn thể sẽ luôn sát cánh hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật, cách phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi”.
Thực tế công tác giảm nghèo tại huyện cho thấy, việc trao “cần câu” đã tạo nguồn sinh kế hiệu quả để người dân có thêm điểm tựa vươn lên thoát nghèo bền vững. Xuất phát từ việc lắng nghe và đánh giá nhu cầu của người dân, huyện Phụng Hiệp đã hỗ trợ sinh kế phù hợp như dự án nuôi dê thịt thương phẩm, nuôi bò, nuôi cá... Những dự án sinh kế đã mang lại thu nhập đáng kể cho các hộ nghèo. Qua đó, “tiếp sức” để hộ nghèo vươn lên, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2.697 hộ, chiếm tỷ lệ 5,3% vào cuối năm 2023. Đây được xem là “chìa khóa”, là yếu tố quan trọng để địa phương phấn đấu giảm 1,8% tỷ lệ hộ nghèo trong năm nay.
Theo Đặng Việt Hiểu, Phó trưởng Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp: Việc thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững rất có ý nghĩa, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Chúng tôi đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện để có sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, hiệu quả. Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện dự án đúng quy định, đảm bảo quy trình, lựa chọn con giống phù hợp với điều kiện thực tế của người dân và thế mạnh của địa phương.
Tính đến thời điểm này, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã khảo sát thực tế nhu cầu hỗ trợ của người dân và xây dựng 17 dự án, mô hình sinh kế như nuôi bò, nuôi dê thịt thương phẩm, nuôi heo thịt thương phẩm, nuôi ếch…
Thực hiện Dự án: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, năm 2023 huyện Phụng Hiệp đã thực hiện 24 dự án, mô hình. Từ đầu năm đến nay các xã, thị trấn đã xây dựng được 17 dự án, mô hình: nuôi heo thịt thương phẩm, nuôi bò, nuôi dê thịt thương phẩm, nuôi ếch… với 283 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia. |
BÍCH CHÂU