“Bảo bối” phát hiện bệnh ung thư
Xuất hiện trên mạng Internet và các cửa hàng cung cấp thiết bị y tế,ửungthưsiêlịch thi đau bong da hom nay loại que thử ung thư đang được săn lùng một cách gắt gao, đến nỗi cháy hàng. Theo tìm hiểu của phóng viên báo điện tử PetroTimes, loại que thử ung thư được rao bán nhiều tại các cửa hàng thiết bị y tế trên phố Quán Sứ, Ngọc Khánh, Phương Mai…
Không rõ loại que thử ung thư này được bày bán từ khi nào nhưng sau khi báo chí đưa tin, chúng tôi đến hỏi mua que thử ung thư thì hầu hết các chủ cửa hàng cho biết đã hết hàng, phải đặt tiền trước thì mới có.
Còn khi tìm trên mạng Internet, những thông tin rao bán loại que thử này đã bị “dìm” xuống. Gõ từ khóa “que thử ung thư” Google vẫn cho ra hàng nghìn kết quả nhưng những kết quả hiển thị đầu tiên được thay bằng các bài báo.
Tuy nhiên, không phải không tìm được các que thử ung thư này. Theo đó, que thử ung thư có nhiều loại, áp dụng được với nhiều loại bệnh ung thư từ đại tràng đến gan, dạ dày… Giá siêu rẻ trung bình 20.000 - 30.000 đồng/que. Các kết quả liên quan đến que thử ung thư thường đi kèm với giá thành và tên cơ sở cung cấp.
Còn nhớ, trước đây dư luận cũng sôi sục các thông tin “thần y” chữa được bệnh ung thư. Các vị “thần y” này không phải ở trên núi cao hay ẩn dật ở mảnh đất thiêng nào đó mà mở phòng khám ở ngay thủ đô Hà Nội. Có thể kể đến lương y Phùng Tuấn Giang hay lương y Nguyễn Bá Nho. Lương y Giang nổi tiếng với con số chữa được 5.000 ca bệnh ung thư, còn lương y Nho thì chữa cho một vị Phó Giáo sư khá nổi tiếng là Văn Như Cương.
Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra thì sự thật lại không phải vậy, các lương y này khẳng định không giám chắc chữa được hoàn toàn bệnh ung thư hay chữa ung thư cần phải có những lộ trình nhất định. Ngoài việc uống thuốc, một tinh thần vững vàng, lạc quan trước bệnh tật cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Que thử ung thư nhanh liệu có phải cũng như vậy?
Bộ Y tế vào cuộc
Trước những thông tin về que thử ung thư siêu nhanh, siêu rẻ, ngày 17-12, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế đã có văn bản yêu cầu các Sở Y tế địa phương kiểm tra những cơ sở kinh doanh, sử dụng, quảng cáo sản phẩm test nhanh bệnh ung thư.
Theo thông tin được phát đi từ Bộ Y tế, các sản phẩm được quảng cáo phát hiện nhanh nhiều bệnh ung thư được bày bán nhiều ở các cửa hàng và trên mạng Internet với giá chỉ từ 10.000 đến 12.000 đồng có xuất xứ từ Mỹ, Pháp chưa được cơ quan nào kiểm chứng về chất lượng.
Trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế thông tin rằng: Cơ quan chức năng mới chỉ cấp phép cho 2 sản phẩm que thử để phát hiện nhanh một số chất liên quan đến bệnh ung thư. Đó là Bioline AFP (phát hiện định tính AFP trong huyết tương hoặc huyết thanh người) và SD Bioline CEA (phát hiện định tính CEA trong huyết tương hoặc huyết thanh người), đều là sản phẩm của Hàn Quốc.
Mặc dù là các que thử phát hiện các bệnh liên quan đến ung thư nhưng ông Tuấn cũng nhấn mạnh các que thử mang tính chất định tính, không gọi là que thử phát hiện ung thư. Bộ Y tế sẽ phối hợp với thanh tra Bộ Y tế rà soát lại tình trạng quảng cáo, thông tin sản phẩm que thử ung thư.
Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết, các sản phẩm này nếu được cấp phép cũng chỉ dùng để phát hiện định tính các chất chỉ điểm đối với một số loại ung thư chứ không là phương pháp chẩn đoán đặc hiệu. Việc chẩn đoán chính xác và điều trị ung thư phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh.
Người dân không nên tự ý mua về sử dụng tại nhà mà cần thiết phải đến cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, huyết học, hình ảnh, tế bào học và mô bệnh học.
Về vấn đề này, một cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư cho biết: Không thể nói về que thử ung thư vì về mặt khoa học chưa dùng que thử bao giờ cũng chưa có tài liệu nào nói về que thử này. Theo vị cán bộ này, que thử ung thư là chuyện nhảm nhí nhưng nói thì rất khó vì bản thân vị cán bộ chưa dùng bao giờ.
“Giờ lấy ví dụ rằng có rất nhiều bệnh nhân ung thư giờ cho người ta dùng que thử thì thấy sai thì có thể nói được chứ giờ chưa có kiểm nghiệm nào mà chỉ nói chung chung thì cũng là phản khoa học” - vị cán bộ này nói.
Chưa thể xử lý
Đứng ở góc độ của các chuyên gia về luật, Luật sư Tạ Anh Tuấn - Trưởng văn phòng Luật sư Tạ Anh Tuấn (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, nếu muốn xử lý dứt điểm tình trạng này, các cơ quan chức năng cần phải mang que thử ung thư đi giám định chất lượng vì hiện tại, chưa biết loại que thử ung thư có tác dụng thật hay không?
Theo tôi biết, Bộ Y tế có quy trình test ung thư như ở Bệnh viện K vẫn làm để kiểm tra người bệnh có bị ung thư không. Còn que thử phát hiện nhanh bệnh ung thư thì chưa thấy cơ quan chức năng về Y tế công bố.
Luật sư Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh, các que thử ung thư chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nên chưa được sử dụng vì ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí là tính mạng người bệnh.
“Bây giờ chỉ có thanh tra Bộ Y tế lập đoàn thanh tra, tiến hành lập biên bản thu giữ mặt hàng này sau đó mang đi giám định chất lượng sản phẩm. Nếu có kết quả giám định là không đạt thì mới xử lý được, còn hiện tại chưa có nghiên cứu nào về sản phẩm này mà cho rằng họ quảng cáo, rao bán sản phẩm không đúng sự thật thì tôi nghĩ là hơi vội vàng” - Luật sư Tuấn nói.
Cũng theo Luật sư Tuấn, nếu xem xét ở góc độ sản phẩm này không thuộc danh mục nhập khẩu của Bộ Y tế thì đương nhiên không được rao bán, quảng cáo. Nếu cá nhân hay tổ chức nào rao bán thì họ đã vi phạm pháp luật.
Một luật sư khác nhận định, trong vụ việc này, để người dân tin tưởng cần phải có kết luận giám định sản phẩm vì biết đâu đó sản phẩm này đã được sử dụng ở nước nào đó trên thế giới. Các nước tiên tiến, họ sáng chế ra sản phẩm phát hiện sớm bệnh ung thư mà giá thành lại rẻ thì sao.
“Theo tôi, nên tìm hiểu về nguồn gốc của các loại que thử ung thư, nếu đúng là sản xuất ở nước họ thì chắc chắn họ phải có tiêu chuẩn riêng” - vị luật sư nói.
Quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu Theo Nghị định 158/2014 của Chính phủ những trường hợp bị xử lý là: Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này. Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này. Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. |
TheoPetrotimes
Hãng xe rẻ nhất thế giới sắp ra mắt ‘Range Rover Evoque’ thu nhỏ