【kết quả đuc】Không tuyệt đối hoá vai trò kinh tế tư nhân hay nhà nước

TT

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: H.Y

Cần đột phá để giải quyết điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh

Chiều 2/5,ôngtuyệtđốihoávaitròkinhtếtưnhânhaynhànướkết quả đuc phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 đã diễn ra với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.... Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội và ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TP.HCM tham dự với tư cách khách mời.

Phiên đối thoại này có sự tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp (DN) gồm khoảng 2.500 DN, trong đó có đại diện các hiệp hội, ngành hàng, các DN lớn tiêu biểu như Vietjet Air, VinFast, Tập đoàn TH...

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá sau 30 năm đổi mới của đất nước, kinh tế tư nhân (KTTN) đã nổi lên như một trong những động lực quan trọng, dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khu vực KTTN trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% ngân sách, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn còn thấp xa so với mức tiềm năng.

Để thúc đẩy khu vực KTTN phát triển mạnh hơn nữa, Thủ tướng nêu ra hai nhóm vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất là làm thế nào để các DN Việt Nam đa phần có quy mô còn nhỏ, có thể vươn ra cạnh tranh quốc tế, có thương hiệu toàn cầu? Làm thế nào để hàng triệu hộ kinh doanh có thể mở rộng quy mô, chuyển sang mô hình DN nhằm phát huy lợi thế tạo nhiều của cải hơn cho bản thân mình và cho cả xã hội? Nhóm vấn đề thứ hai là làm sao có được đột phá thực sự ở các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh, Nhà nước, DN cần làm gì, lộ trình ra sao?

Theo Thủ tướng, đây là những vấn đề khó nhưng nếu có khát vọng, có sự đồng lòng và có quyết tâm cao chúng ta sẽ thành công. "Một khu vực tư nhân lớn mạnh, bền vững, bên cạnh khu vực DNNN hiệu quả hơn, khu vực kinh tế hợp tác xã năng động hơn sẽ tạo ra một tương lai thịnh vượng, bền vững hơn cho nền kinh tế Việt Nam" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Từ những mục tiêu này, trên cương vị là người đứng đầu tiểu ban kinh tế xã hội của Đại hội Đảng lần thứ 13, diễn ra vào năm 2021, Thủ tướng bày tỏ mong muốn được nghe những tham vấn có trách nhiệm từ khu vực tư nhân.

Nền kinh tế phải vỗ tay bằng hai bàn tay, Nhà nước và thị trường

Sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng, tại phiên đối thoại của diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã trả lời câu hỏi về kỳ vọng đối với Diễn đàn KTTN và tác động của sự kiện trong phát triển KTTN theo tinh thần Nghị quyết 10-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5.

Trên cương vị là đơn vị soạn thảo Nghị quyết 10, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định phát triển KTTN lành mạnh là yêu cầu trong tiến trình xây dựng kinh tế. Trong đó, một vấn đề được ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh là giải quyết đúng đắn quy luật giữa Nhà nước và thị trường. Việc tuyệt đối hoá vai trò kinh tế nhà nước hay vai trò của KTTN đều có những tiêu cực và dẫn đến thất bại. Nêu quan điểm nền kinh tế vỗ tay phải bằng 2 bàn tay, Nhà nước và thị trường, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ Nhà nước có vai trò điều tiết và thị trường đóng vai trò chủ yếu trong giải phóng sức xã hội và tận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh số 10 cho nghị quyết phát triển KTTN thể hiện mong muốn, quyết tâm của Đảng, Nhà nước nhằm đạt được nhiều kết quả thắng lợi giống như nghị quyết khoán 10 trong ngành nông nghiệp.

NVB
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: H.Y

Từ góc độ xây dựng thể chế, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung thể chế hoá các chế độ, chính sách kinh tế liên quan đến khu vực KTTN để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khoá 9, thể chế hoá Hiến pháp 2013. Với những cơ chế chính sách này, KTTN trong những năm qua đã phát triển tích cực.

Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần giải quyết về hệ thống pháp luật. Đó là việc thực thi pháp luật còn hạn chế, chồng chéo. Chi phí tuân thủ pháp luật thời gian qua chưa thực sự tốt, thời gian làm thủ tục quản lý còn nhiều. Mục tiêu đạt 1 triệu DN tư nhân vào năm 2020 là một thách thức. Môi trường kinh doanh của chúng ta mới đạt vị trí thứ 69, còn khoảng cách so với các nước trong khu vực. Những vấn đề này đòi hỏi phải rà soát lại hệ thống pháp luật.

Hiện nay, Chính phủ và Quốc hội đang rà soát lại những vấn đề liên quan đến thể chế như sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Công chức, viên chức… Về chính sách kinh tế là Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đất đai… Các luật này sẽ giúp tháo gỡ rào cản trong việc tham gia và rút khỏi thị trường của DN, tạo điều kiện cho các DN tư nhân tiếp cận với những nguồn lực như đất đai, tài chính, giảm chi phí kinh doanh, chi phí không chính thức gây khó khăn cho DN…, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết.

Phát triển quan hệ đối tác công tư là chìa khoá thành công

Là người bắt đầu phần hiến kế của khu vực KTTN, TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã kiến nghị về một số vấn đề lớn cần thực hiện để tiếp tục thúc đẩy phát triển KTTN. Đó là tiếp tục khẳng định vai trò động lực và rường cột của khu vực KTTN dù trong một số lĩnh vực, DNNN có thể đóng vai trò dẫn dắt. Xác định trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế những năm tới phải nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của khu vực KTTN trong nước và các DN dân tộc.

Đồng thời, tiếp tục có những nỗ lực đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới các chuẩn mực tiên tiến trên thế giới. Triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển DN, hỗ trợ DN vừa và nhỏ, khuyến khích phát triển các DN quy mô lớn, các tập đoàn KTTN, các tập đoàn kinh tế hỗn hợp.

Về chính sách, cần sửa đổi Luật DN với hai nội dung căn bản là đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí tuân thủ đối với các DN siêu nhỏ, đồng thời xác lập khung khổ pháp lý cho khu vực hộ kinh doanh cá thể có đăng ký. Ngoài việc quan tâm đến phát triển số lượng DN, cần chú trọng đến nâng cao chất lượng của các DN tư nhân.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư là chìa khoá của thành công, không chỉ trong phát triển hạ tầng mà còn yểm trợ phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng do các DN tư nhân đầu tàu dẫn dắt. Xây dựng lộ trình thực hiện việc xã hội hóa dịch vụ công, chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức xã hội, các hiệp hội DN và thị trường.

Bên cạnh đó, việc thúc đẩy phát triển KTTN cũng không thể tách rời khỏi các chính sách tái cấu trúc khu vực DNNN và thu hút chọn lọc các DN FDI, để vừa tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, vừa tạo dư địa cho phát triển KTTN. Khuyến khích DN tham gia các liên minh liêm chính và áp dụng bộ chỉ số DN phát triển bền vững. Khuyến khích các DN lớn xây dựng và thực hiện các báo cáo phát triển bền vững./.

Hoàng Yến