【ket qua bong da brazil】Hoa hậu Nông Thúy Hằng vướng tin đồn khai gian chiều cao, giám khảo nói gì?
Thời gian qua,ậuNôngThúyHằngvướngtinđồnkhaigianchiềucaogiámkhảonóigìket qua bong da brazil câu chuyện bùng nổ các cuộc thi nhan sắc tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả, làm dấy lên nhiều ý kiến tranh luận.
Mới đây nhất, việc người đẹp Nông Thúy Hằng vừa đăng quang Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam đã vướng tin đồn "cặp kè đại gia", "PR trang web người lớn", thậm chí bị nghi "khai gian chiều cao", tiếp tục tạo nên tranh cãi xoay quanh giá trị chiếc vương miện và việc giữ gìn hình ảnh của một Hoa hậu.
Xoay quanh vấn đề này, PV Dân tríđã có cuộc trò chuyện với doanh nhân Đặng Thanh Hằng - người nhiều năm làm cố vấn cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và là thành viên Ban giám khảo Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022.
"Đây có thể là một bài học cho Nông Thúy Hằng"
Nông Thúy Hằng vừa đăng quang Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam đã vướng thị phi, ồn ào. Sau đó, Ban Tổ chức công bố Thạch Thu Thảo là đại diện thi Miss Earth. Theo bà, vì sao lại có sự thay đổi này?
Hằng hay Thảo, mỗi người đều có một điểm mạnh riêng. Việc một trong 3 người giành giải cao nhất sẽ đại diện Việt Nam thi Miss Earth đã được công bố ngay từ đầu.
Thạch Thu Thảo có nét đẹp bản sắc và tài năng, điều này rất quan trọng trong cuộc thi và ở đấu trường thế giới. Nông Thúy Hằng tuy không được cử đi thi, nhưng với cương vị mới, bạn ấy cũng có rất nhiều cơ hội để thể hiện mình và cống hiến nhiều hơn.
Theo bà, những thị phi xoay quanh Nông Thúy Hằng có làm giảm "giá trị" chiếc vương miện - vốn rất cao quý - mà cuộc thi đã trao cho cô ấy?
Tôi vẫn chưa có thông tin chính thức cho những lùm xùm ở trên mạng nên chưa biết thực hư ra sao. Nhưng tôi nghĩ đây chính là bài học đáng nhớ cho những cô gái muốn đi thi Hoa hậu và cho chính Thúy Hằng (nếu tin đồn có thật), để rút kinh nghiệm cho cuộc sống sau này.
Tuy nhiên tôi nghĩ mọi người cũng nên có cái nhìn bao dung, rộng lượng hơn cho các cô gái trẻ. Tuổi trẻ cũng khó tránh được những sai lầm, bồng bột thiếu suy nghĩ...
Bà nói gì về nghi vấn "khai gian" chiều cao của Nông Thúy Hằng? Ở các cuộc thi trước, chiều cao của Nông Thúy Hằng được công bố là 1,68m, còn cuộc thi này lại tăng lên 1,72m. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về tính minh bạch, công bằng của cuộc thi. Liệu có sự ưu ái nào ở đây không, thưa bà?
Tôi không biết các cuộc thi khác, số đo của Thúy Hằng như thế nào nhưng ở cuộc thi này, luôn có người đo xác thực cho các thí sinh. Không chỉ cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam mà ở bất kỳ cuộc thi Hoa hậu nào, Ban Tổ chức đều có đơn vị chịu trách nhiệm về việc đưa ra số đo cụ thể của từng thí sinh. Thí sinh hoàn toàn không thể tự định lượng chiều cao của mình hay có quyền tự công bố nó trên các phương tiện truyền thông.
Ở vai trò giám khảo, quá trình lựa chọn một Hoa hậu sao cho "xứng đáng", được công chúng đón nhận có "khó" không, thưa bà?
Mỗi cuộc thi nhan sắc đều có những tiêu chí riêng cho vương miện Hoa hậu. Công chúng cũng có nhận định riêng, tiêu chuẩn riêng của họ về Hoa hậu. Tôi nhận thấy hầu hết các cuộc thi Hoa hậu, vương miện cao nhất luôn xứng đáng với người nhận nó.
Là doanh nhân dày dặn kinh nghiệm, có nhiều năm gắn với các cuộc thi nhan sắc tại Việt Nam, bà có lời khuyên nào cho các Hoa hậu về việc trau dồi bản thân để tỏa sáng một cách "chân thật", xứng đáng với "sức nặng" của vương miện và không phụ lòng khán giả?
Hơn ai hết khi tham gia bất kỳ một cuộc thi sắc đẹp nào, thí sinh phải hiểu được hết ý nghĩa của cuộc thi. Họ phải đáp ứng được các tiêu chí mà Ban Tổ chức đặt ra, hướng đến không chỉ đẹp về hình thức mà còn thông minh, hiểu biết, giàu lòng vị tha, có ước mơ và hoài bão.
Đặc biệt, các bạn phải gìn giữ và hiểu biết về văn hóa quê hương, đất nước mình. Tôi luôn mong muốn các thi sinh khi tham gia cuộc thi với một tâm thế đại diện và gìn giữ hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam.
Hoa hậu phải là một phụ nữ toàn diện, xinh đẹp, nhân hậu, trí thức, giàu lòng vị tha, bao dung, thánh thiện, biết lan tỏa tình thương, biết sẻ chia, phải là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Trên hết, một Hoa Hậu có tâm có tầm, chắc chắn sẽ không làm thất vọng công chúng.
Vì vậy tôi tin những lùm xùm không đáng có sẽ là bài học đắt giá cho những cô gái có dự định đi thi, phải chuẩn bị kỹ hành trang cho mình để thực sự thay đổi cách nhìn của mọi người về các cuộc thi Hoa hậu.
"Danh tiếng phải đi liền với trách nhiệm"
Giám khảo Đặng Thanh Hằng nghĩ sao về thực trạng "bùng nổ" các cuộc thi Hoa hậu gần đây?
Tôi nghĩ rằng dù số lượng đang nhiều hơn so với trước nhưng mỗi cuộc thi sắc đẹp đều có tầm nhìn, ý nghĩa và mục đích riêng của nó. Hơn nữa, mỗi cuộc thi muốn tổ chức đều phải được cấp phép bởi cơ quan quản lý. Không thể phủ nhận rằng chúng ta đã phát hiện rất nhiều gương mặt tài sắc vẹn toàn, đã khẳng định được vị thế Việt Nam trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Có quan điểm cho rằng các cuộc thi Hoa hậu được ưa chuộng tại Việt Nam vì khán giả trong nước có nhu cầu giải trí cao, thích ngắm... người đẹp?
Theo tôi, mỗi người đều có quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về các cuộc thi sắc đẹp. Tôi nghĩ rằng ai cũng yêu cái đẹp, ai cũng muốn mình đẹp hơn dù là nam hay nữ. Tuy nhiên, đẹp còn là "công - dung - ngôn - hạnh", sự thông minh, tinh tế và hiểu biết. Tôi tin rằng một thí sinh hội tụ đủ những vẻ đẹp trên sẽ giúp truyền cảm hứng và khơi dậy sự tự hào về giá trị người phụ nữ Việt Nam.
Theo bà, mặt tích cực của thực trạng "bội thực" các cuộc thi Hoa hậu là gì? Có phải là giúp khán giả có cái nhìn chọn lọc hơn, những cuộc thi kém chất lượng sẽ bị đào thải và những cuộc thi uy tín rồi sẽ khẳng định được vị thế?
Tôi nghĩ các cuộc thi Hoa hậu cũng nên có sự chọn lọc sao cho ý nghĩa, đúng sứ mệnh, đúng tầm, đúng quy mô và chọn được các ứng viên có kiến thức, có trình độ, có tư duy.
Ngoài ra, các thí sinh cũng cần được giáo dục để hiểu đây không phải là mục đích "đổi đời" như mong ước của một số bạn trẻ, để rồi làm ảnh hưởng đến tên tuổi của cuộc thi.
Tôi không ủng hộ các cuộc thi tổ chức lỏng lẻo, thiếu chuyên nghiệp. Nó không chỉ làm xấu đi hình ảnh các cuộc thi nhan sắc ở Việt Nam mà còn mang đến những danh xưng Hoa hậu không tương xứng.
Việc tổ chức quá nhiều cuộc thi sắc đẹp khiến lượng Hoa hậu, Á hậu ở Việt Nam tăng lên theo cấp số nhân. Tuy nhiên, chất lượng thí sinh cũng là điều đáng bàn. Ở một số cuộc thi, việc thí sinh trả lời ứng xử lúng túng, lạc đề hay trình độ học vấn của các người đẹp cũng dấy lên tranh cãi. Theo bà, Hoa hậu chỉ cần đẹp thôi đã đủ?
Tôi chấm thi bất kỳ cuộc thi nào đều không dựa trên tiêu chí về hình thể, vóc dáng mà dựa vào tiêu chí đạo đức, giá trị cốt lõi của người phụ nữ. Tôi mong muốn mỗi người phụ nữ ngoài vẻ đẹp hình thể, còn cần có giá trị tâm hồn, phải có được sự chân thành và giấc mơ của riêng mình.
Theo tôi, một người phụ nữ phải định hướng cuộc sống cho mình, tương lai của mình, làm sao có những bước đi đúng đắn nhất. Chúng ta cần nỗ lực để tạo nên giá trị bản thân, là người tốt và có ích cho xã hội. Tôi tin rằng người phụ nữ có giá trị luôn hạnh phúc và thành công.
Với các thí sinh thi Hoa hậu, bà thích giá trị truyền thống hay hiện đại?
Tôi luôn hướng đến những người đẹp mang chuẩn mực của phụ nữ Việt Nam. Đó là phải có tâm, trí, sắc, đạo đức. Nghĩa là người phụ nữ ấy vừa mang nét hiện đại nhưng phải giữ giá trị truyền thống.
Quá nhiều cuộc thi dẫn đến khan hiếm thí sinh, nhiều người đẹp "nhẵn mặt". Ban Tổ chức làm thế nào để chiêu mộ gương mặt mới, không gây nhàm chán mà vẫn có những nhân tố "hot", đảm bảo sự thu hút về truyền thông, thưa bà?
Mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn, thí sinh lại có những bước đột phá khác nhau. Khi tham gia nhiều cuộc thi, các bạn sẽ được trau dồi kinh nghiệm và phát huy khả năng của mình hơn.
Các cuộc thi hiện nay không ngừng đổi mới để phát hiện những nhân tố mới. Tôi nghĩ tình trạng khan hiếm người thi không phải là quá nghiêm trọng và chúng ta cần nhìn nhận cởi mở, dành cơ hội cho những thí sinh kiên trì, thể hiện được quyết tâm của họ.
Danh hiệu "Hoa hậu", "Á hậu" xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến "đại trà". Nhiều người đẹp có suy nghĩ thực dụng hơn, mong muốn đoạt giải, dùng danh hiệu để "chạy show". Bà nhận định như thế nào?
Rõ ràng thi Hoa hậu, đoạt được danh hiệu là bệ phóng rất tốt cho sự nghiệp của nhiều bạn trẻ. Bước ra từ cuộc thi, các thí sinh có cơ hội được cống hiến nhiều hơn, thể hiện mình nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Tuy nhiên, đi liền với danh tiếng cũng là những nghĩa vụ với cộng đồng. Các Hoa hậu phải tự điều chỉnh chính mình, sao cho phải có trách nhiệm hơn với xã hội.
(Theo Dân trí)