【tỷ số bóng đá cúp anh】Cần siết chặt quản lý giá hàng hóa thiết yếu
Nhiều tháng qua,ầnsiếtchặtquảnlgihnghathiếtyếtỷ số bóng đá cúp anh mặt hàng xăng, dầu, gas… liên tục tăng, kéo theo mặt bằng giá cả thị trường cũng tăng theo. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng dù đã thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn không tránh khỏi khó khăn.
Người tiêu dùng mua hàng hóa thiết yếu tại cửa hàng Bách hóa Xanh. Ảnh: T.Q
Chị Kim Thoa (ngụ Phường 1, TP. Bạc Liêu) chia sẻ: “Những năm trước, cứ sau tết là giá cả hạ nhiệt, thế nhưng năm nay, dù qua tết đã lâu nhưng giá cả vẫn đứng yên, một số mặt hàng còn tăng giá như: mì gói, dầu ăn, đường, rau củ... Nếu trước đây, chi tiêu tiền chợ mỗi ngày chưa đến 200.000 đồng thì giờ đây phải tăng lên gấp đôi. Để trang trải chi phí sinh hoạt trong hoàn cảnh giá cả biến động tăng như hiện nay thật không dễ dàng chút nào”.
Giá cả tăng không những ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà ngay cả các tiểu thương, hộ kinh doanh cũng gặp khó không kém. Chị Huỳnh Hoa - tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau củ tại chợ Phường 1, cho biết: “Từ sau tết đến nay, giá các mặt hàng rau củ đều tăng từ 2.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại. Do giá nhập vào cao nên bán ra cũng phải tăng, vì vậy sức tiêu thụ hiện nay khá chậm. Tôi chỉ nhập hàng đủ bán chứ không dám dự trữ nhiều như trước”.
Giá cả liên tục tăng đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội, nhất là lao động thu nhập thấp, họ phải cắt giảm tối đa các chi phí sinh hoạt thường nhật để đảm bảo cuộc sống không bị thiếu hụt.
Trước tình trạng trên, thiết nghĩ các cơ chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình cung - cầu hàng hóa, kìm đà tăng giá, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, cần xử lý nghiêm các hành vi cố tình tăng giá nhằm đảm bảo ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
MINH LUÂN