Có một ngôi làng ở Hưng Yên,i llens vs lille chỉ khi đến đó chúng ta có thể cảm nhận thấy được hết giá trị của những sản phẩm đồ chơi truyền thống được ông cha gìn giữ và lưu truyền suốt hàng trăm năm qua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ở Hà Nội thì chẳng còn mấy làng còn làm đồ chơi Trung thu, nhưng ở làng Hải cách Hà Nội chưa đầy 100km, ta sẽ có cảm giác như trở lại thế giới tuổi thơ tưởng chừng đã mất.
Làng Ông Hảo hay còn gọi là làng Hảo thuộc xã Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) từ lâu nổi tiếng với nghề làm đồ chơi Trung thu, đặc biệt là trống. Hiện cả làng còn vài hộ làm trống theo đầy đủ các công đoạn.
Nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống của làng có từ rất lâu vào khoảng những năm cuối 80, đầu 90 của thế kỉ trước. Trước kia làng tập trung chủ yếu làm trống, nay làng còn phát triển làm các loại đồ chơi như: đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ,... kiểu dáng gần gũi mang đậm bản sắc dân tộc.
Làng Hảo giờ đây chỉ còn khoảng 15 - 20 hộ làm nghề. Để có thể cho ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng hơn, mỗi người làm chia nhau một công đoạn khác nhau từ xẻ gỗ, làm khuôn, sơn, bưng trống…(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cô Vũ Thị Là, một nghệ nhân trong làng kể, vài năm trước, khi đồ chơi ngoại lên ngôi, làng Hảo trở nên hiu hắt khi những sản phẩm làm ra không còn được ưa chuộng. Nhiều hộ gia đình đã từ bỏ nghề này, cả làng chỉ còn vài hộ dân là kiên cường nối nghiệp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vài năm đổ lại đây, làng Hảo lại trở về không khí rộn ràng vì đơn đặt hàng từ khắp nơi đổ về. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Loại gỗ để làm trống trước kia hay dùng là gỗ mít, nhưng nay sử dụng chủ yếu là gỗ trám, bồ đề, hoặc mỡ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tất cả những sản phẩm ở đây đều được làm thủ công với rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, cả thời gian, mồ hôi và tâm huyết của những người dân nơi đây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Da trâu là nguyên liệu làm mặt trống, tiếng trống có vang, có trong hay không một phần là nhờ da. Da khi mua về, sẽ được xẻ từng tảng làm 3 - 4 mảnh sao cho thật đều rồi ngâm trong nước vôi để tẩy màu. Ngâm khoảng 5 - 7 ngày thì vớt ra phơi khô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước khi được đưa vào tiện thành tang trống, những khoanh gỗ này đều phải được người thợ căn tâm cho chính xác, những phần thừa, méo mó sẽ được đẽo bớt đi. Bước này cũng sẽ giúp người tiện có thể làm nhanh, dễ dàng hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước kia chưa có máy móc để làm thân trống, các công đoạn phải làm tay, mất rất nhiều thời gian. Nay có máy cắt, tiết kiệm được tối đa vật liệu, thời gian gia công nhanh và hiệu quả công việc cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Khoảng 6 năm trước, cứ vào đầu tháng 7 là cả làng nhộn nhịp tiếng đục đẽo, tiếng thử trống,... Nay, ít người làm nên làm quanh năm chỉ có hàng tiêu thụ đợt Trung Thu', anh Nguyễn Văn Tự, một thợ thủ công chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thân trống sau khi trải qua nhiều công đoạn sơn, phơi, làm kín,...sẽ được mang đi bưng (làm mặt trống). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cứ đến mùa vụ, mỗi gia đình có thể làm được hơn 6.000 sản phẩm. Giá của chúng cũng tùy theo kích cỡ, trung bình từ 10 - 50 nghìn đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ở làng này, ai cũng mong chờ đến những ngày lễ, nhất là Trung thu. Không chỉ là thu nhập, nhiều khi chỉ cần ngửi thấy mùi da thuộc, mùi sơn của chiếc trống, người dân nơi đây lại nhớ, lại bắt tay vào làm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi tấm da đều được căn chỉnh chuẩn từng milimét trước khi dùng móc xiên để cố định. Người ta phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo độ đàn hồi cần thiết. Trống được bưng xong sẽ được sơn tiếp một lớp sơn bóng trên bề mặt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những đứa trẻ tại làng Hảo sinh ra và lớn lên tại làng nghề trăm tuổi, với chúng, độ khiếu khéo léo, tinh tế bẩm sinh dường như đã ăn sâu vào máu. Các em có thể không làm những việc nặng nhọc nhưng chúng cũng sẽ biết một vài công đoạn nhẹ nhàng giúp đỡ cho gia đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những năm gần đây sản phẩm mẫu mã của làng nghề đã được cải tiến, được nhiều trẻ em yêu thích nhưng vẫn giữ được cái hồn của những món đồ truyền thống. Người dân ở đây vẫn tin rằng: 'Chừng nào còn Trung thu, chừng đó trống làng Hảo, mặt nạ làng Hảo sẽ vẫn còn'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)