【nhận định brentford】Đối thoại ngoại giao và quốc phòng Mỹ

Sau một thời gian trì hoãn,ĐốithoạingoạigiaovquốcphngMỹnhận định brentford cuộc đối thoại ngoại giao và quốc phòng Mỹ - Trung lần 2 đã được tổ chức ngày 9-11 tại Washington đã không tìm cách che giấu sự bất đồng trên các vấn đề then chốt.

Bốn nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc tổ chức họp báo chung sau khi kết thúc hội đàm.

Trong quá trình đối thoại, hai bên đã thảo luận về những vấn đề rộng rãi, bao gồm: vấn đề Triều Tiên, hạt nhân của Iran, Đài Loan, Biển Đông, nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, quan hệ mậu dịch Mỹ - Trung và việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa hai lãnh đạo Donald Trump - Tập Cận Bình bên lề Hội nghị G20.

Thông báo đưa ra sau cuộc đối thoại cấp cao giữa quan chức ngoại giao - quốc phòng 2 nước, ông Mike Pompeo nói: “Chúng tôi bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tiếp tục các hành động quân sự hóa ở Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tuân thủ những điều cam kết trước đây. Về quan hệ vững chắc giữa chúng tôi với Đài Loan dân chủ, tôi nhấn mạnh, lập trường của nước Mỹ không thay đổi, nhưng chúng tôi cũng quan tâm đến việc Trung Quốc tăng cường hành động, cưỡng bức người khác, hạn chế không gian quốc tế của Đài Loan”. Ông Mike Pompeo cũng bày tỏ “lo ngại” đối với Trung Quốc trong các vấn đề tôn giáo và người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Về vấn đề Biển Đông, Lầu Năm Góc kêu gọi Trung Quốc “rút các hệ thống tên lửa” khỏi những thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. “Mỹ tái khẳng định rằng mọi nước nên tránh giải quyết tranh chấp bằng sự cưỡng ép và hăm dọa”, Lầu Năm Góc tuyên bố. Tuyên bố ngày 9-11 được cho là lần đầu tiên Mỹ chính thức lên tiếng về những hệ thống tên lửa phi pháp này.

Trong khi đó, theo Reuters, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc họp ngang ngược tuyên bố nước này “có quyền xây dựng những cơ sở phòng thủ cần thiết” trên những thực thể chiếm đóng phi pháp tại Biển Đông. Ông Dương còn lớn tiếng kêu gọi Mỹ ngừng đưa tàu chiến và máy bay quân sự đến gần những đảo đá hiện do Trung Quốc kiểm soát trái phép.

Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố sẽ tiếp tục cho tàu thuyền và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, đồng thời chỉ trích hành động quân sự hóa của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Mặc dù vẫn còn những khác biệt nhưng tại cuộc đối thoại lần này, quan chức hai bên đều khẳng định các hậu quả nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không được giải quyết. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis bày tỏ mong muốn của Mỹ muốn giải quyết những căng thẳng với Trung Quốc: “Mỹ mong muốn thúc đẩy một mối quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc mang lại lợi ích cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và thế giới. Chúng tôi cam kết tiếp tục tìm hiểu các lĩnh vực hợp tác chiến lược mới giữa hai bên. Mỹ nhận thức được rằng, hợp tác quân sự là yếu tố chính giúp đảm bảo sự ổn định của hai quốc gia miễn là chúng ta minh bạch và đối thoại thường xuyên”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cũng khẳng định hợp tác là lựa chọn duy nhất giữa hai bên: “Mỹ và Trung Quốc chia sẻ quan điểm cần phải thúc đẩy sự tin tưởng chiến lược, giải quyết các bất đồng, tăng cường trao đổi và hợp tác. Hai nước sẽ được lợi khi hợp tác và thiệt hại khi đối đầu. Hợp tác là lựa chọn duy nhất. Cùng tồn tại hòa bình và hợp tác sẽ tốt cho Mỹ và Trung Quốc cũng như toàn bộ thế giới, trong khi đối đầu và xung đột sẽ tạo thành thảm họa cho tất cả”.

Những cam kết của hai bên tại cuộc đối thoại lần này cho thấy cả Mỹ và Trung Quốc đang mong muốn kiểm soát leo thang căng thẳng, tạo bầu không khí thuận lợi, hướng tới cuộc hội đàm cấp cao giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina. Đối với vấn đề khó khăn nhất hiện nay là đối đầu thương mại, giới quan sát hy vọng với cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ đã qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thỏa hiệp để đạt được một giải pháp mà hai bên cùng chấp nhận được.

LONG TẤN tổng hợp