【ket qua bong phap】Thương mại điện tử lên ngôi giữa mùa dịch

Sau Tết Nguyên đán 2020 cũng là thời điểm dịch Covid-19 lan rộng,ươngmạiđiệntửlênngôigiữamùadịket qua bong phap khiến người dân hạn chế tối đa việc tụ tập hoặc đến mua sắm ở những nơi đông người. Vì vậy, nhiều cửa hàng, doanh nghiệp... đã phải thông báo hạn chế thời gian bán hàng, thậm chí tạm thời đóng cửa bán hàng trực tiếp do lo ngại dịch bệnh lây lan.

Thay vì bán hàng trực tiếp như trước đây, thì giờ đây nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.

Theo thông tin từ tổng đài Saigon Co.op cho thấy, số lượng giao dịch qua điện thoại tăng 4 - 5 lần so với thời gian trước tết. Trao đổi với báo SGGP, ông Lê Trung Nhã, Giám đốc Co.opmart Văn Thánh, cho biết thêm, bán hàng qua điện thoại đã tăng 20%, đã góp phần ổn định doanh số tại siêu thị trong mùa dịch bệnh.

Website thương mại điện tử của Saigon Co.op cũng ghi nhận lượt truy cập tăng gấp 10 lần, trong đó lượng đơn hàng tăng 4 - 5 lần so với thời gian trước. Các cửa hàng tiện lợi của Saigon Co.op như Co.op Smile, Cheers… cũng có lượng đơn hàng tăng cao.

Tương tự, hệ thống siêu thị Big C cũng đang tăng cường hình thức bán hàng qua điện thoại, người tiêu dùng có thể ngồi nhà vẫn nhận được lương thực, thực phẩm, đồ tiêu dùng hàng ngày khi có nhu cầu, không cần tích trữ khiến thực phẩm giảm mất sự tươi ngon.

Đại diện Tập đoàn Central Retail cho hay, việc bán hàng qua điện thoại mới chỉ triển khai từ đầu tháng 2/2020, đến nay đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Doanh thu từ cách bán hàng này tăng hơn 10% so với trước.

Cùng với các siêu thị, tại hầu hết hệ thống nhà hàng, quán cà phê, trà sữa… cũng đang đẩy mạnh bán hàng online thông qua điện thoại, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, website, thậm chí điện thoại tư vấn cho khách hàng để họ không phải đến cửa hàng rồi sau đó nhân viên hoặc đơn vị vận chuyển sẽ giao hàng đến tận nhà cho khách.

Chia sẻ với vov, anh Lê Ngọc Hiếu, quản lý giao nhận tại Công ty TNHH Dịch vụ Nguyên Anh, đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho biết, những ngày vừa qua, lượng đơn hàng từ các quán ăn, nhà hàng và cả những đơn vận chuyển hàng hóa thiết yếu đều tăng rất mạnh. Nguyên nhân một phần do người dân lo ngại dịch bệnh có nhu cầu đặt hàng và nhiều đơn vị bán hàng có nhu cầu giao hàng tăng cao.

“Hiện nay, mức giá dịch vụ cho mỗi đơn hàng đã tăng từ 10 – 15% bất kì khoảng cách và thời gian nào. Tuy nhiên, do nhu cầu đặt dịch vụ tăng cao nên phần lớn đơn hàng khi bị giao – nhận vẫn bị chậm từ 30 – 45 phút bởi lực lượng shiper đang thiếu trong khi nhu cầu giao nhận lại tăng đột biến. Tuy nhiên, do lo ngại tiếp xúc với tiền mặt nên hầu hết 80% đơn hàng qua dịch vụ của công ty đều được thanh toán online từ trước”, anh Hiếu cho biết.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, thời Covid-19 có thể xem là dịp để thị trường bán lẻ hàng hóa chuyển dịch mạnh từ việc bán hàng truyền thống sang nhiều hình thức khác như bán hàng qua sàn thương mại điện tử, dịch vụ chuyển phát nhanh, bán hàng qua điện thoại, bán online…

Tuy nhiên, do nhiều đơn vị chạy đua kinh doanh online, vận chuyển hàng nhanh để chiếm thị phần, nên khách hàng cần lựa chọn những cửa hàng cũng như các đơn vị vận chuyển uy tín, bởi có nhiều shipper khi vận chuyển đã mở hàng hoặc làm mất hàng không lý do, hay người mua nhận được hàng không giống như hàng đăng trên mạng trước đó, hoặc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch điện tử… đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới, doanh số bán hàng theo hình thức thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Thương mại điện tử đã góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất và phục vụ tiêu dùng xã hội ngày càng văn minh, tiên tiến hơn.

Dù vậy, nó cũng có những mặt trái cần uốn nắn lại, đó là mua bán hàng hóa mang tính chất thu lợi nhuận đơn thuần, lừa lọc khách hàng về mẫu mã, giá cả, chất lượng làm thiệt hại người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín đối với các doanh nghiệp bán hàng qua mạng chân chính.

 Bảo My(t/h)