【nhận định bóng đá giao hữu】Vóc dáng Nghi Sơn
Sức bật cho xứ Thanh
Những năm gần đây,ócdángNghiSơnhận định bóng đá giao hữu tỉnh Thanh Hóa có nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc phát triển chung của đất nước. Tốc độ kinh tế tăng trưởng cao nhất tới nay, GRDP bình quân đầu người vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tiếp đà, từ đầu năm 2019 đến nay, bức tranh kinh tế Thanh Hóa cũng hết sức ấn tượng. Theo đó, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP cao đột phá, đạt 22,18%, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay và cao nhất cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đạt trên 56.500 tỷ đồng, tăng tới 48,7% so với cùng kỳ… Thu ngân sách nhà nước đạt 13.781 tỷ đồng, tăng 89,4% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm Thanh Hóa đã khởi công một số dự án lớn đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của địa phương trong thời gian tới.
Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn |
Tạo sức bật, đóng góp lớn nhất cho kinh tế Thanh Hóa, đặc biệt là giá trị sản xuất công nghiệp, phải kể đến “điểm nhấn” Nghi Sơn với sự kiện Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chính thức đi vào vận hành thương mại (tháng 11/2018).
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là công trình dầu khí phức hợp được đầu tư lớn nhất trong lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam. Đây là dự án có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước với khoảng 9 tỉ USD. Dự án là tổ hợp hóa dầu chế biến sâu tầm cỡ quốc tế, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Công suất giai đoạn I dự kiến khoảng 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Khi hoàn thành, nhà máy sẽ đáp ứng tới 40% nhu cầu xăng dầu trong nước, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp sau lọc dầu và dịch vụ…
KKT Nghi Sơn thu hút nhiều dự án lớn |
Đến nay, KKT Nghi Sơn đã thu hút được 233 dự án, trong đó có 215 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư là 117.421,223 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 49.335 tỷ đồng; 18 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 12.675,14 triệu USD, vốn thực hiện đạt 10.260,71 triệu USD… Nhiều dự án đã được khởi công xây dựng như: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 – tổng vốn đầu tư 2,793 tỷ USD, Liên hợp luyện cán thép Nghi Sơn – công suất 7 triệu tấn/năm; các Nhà máy chế biến dầu ăn Muximas (Singapore); Nhà máy bao bì Đại Dương, xi măng Công Thanh, Anora… đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Tâm huyết với Nghi Sơn
Với nhiều lợi thế vượt trội, để trở thành KKT ven biển, Nghi Sơn khẳng đinh lợi thế về cảng biển, dịch vụ logistics với Cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn, là 2 trong số 4 cảng biển nước sâu của Khu Kinh tế ven biển Nghi Sơn được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân, cho thấy môi trường đầu tư của Thanh Hóa được cải thiện rõ rệt cùng với hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu quả đã thu hút những nguồn lực to lớn của xã hội cho phát triển.
Ông Nguyễn Văn Thi (bên phải) gắn bó với sự phát triển của Nghi Sơn |
Nói về sự hình thành và phát triển KKT Nghi Sơn đến nay hôm nay, ông Nguyễn Văn Thi – Trưởng Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Nhìn lại quá trình triển khai xây dựng KKT Nghi Sơn từ khi lập dự án đến khi Thủ tướng ra quyết định thành lập, rồi quá trình xây dựng suốt 13 năm qua để có một Nghi Sơn như hôm nay…, có thể nói KKT Nghi Sơn là tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo, là sự kế thừa của các thế hệ cán bộ lãnh đạo Trung ương, địa phương, sự kế thừa và phát triển. Sự phát triển đồng bộ của KKT, bước đầu tạo nên một đô thị công nghiệp như Nghi Sơn trước hết là do được Trung ương đặc biệt quan tâm, từ bố trí nguồn vốn, định hướng, giám sát… Tiếp đến là sự quan tâm của các thể hệ lãnh đạo tỉnh, bởi lẽ với những lợi thế vượt trội, ngay từ khi được thành lập KTT Nghi Sơn đã được kỳ vọng, xác định là đầu tàu kinh tế trong tương lại của Thanh Hóa. Với tầm vóc, ý nghĩa của KKT Nghi Sơn nên mọi việc để Nghi Sơn phát triển luôn được chính quyền địa phương quan tâm, giải quyết đồng bộ, từ tuyên truyền tạo sự đồng thuận với người dân trong vùng dự án, đến quản lý, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hàng giám sát đều phải chuyên nghiệp và mang tính chiến lược lâu dài…
Ban quản lý KKT Nghi Sơn luôn đồng hành cùng nhà đầu tư |
Là người gắn bó, tâm huyết với sự phát triển của KKT Nghi Sơn, giữ cương vị Trưởng Ban quản lý KKT Nghi Sơn từ năm 2015, ông Nguyễn Văn Thi nhớ từng giai đoạn đầu tư xây dựng KKT. Theo ông Thi, mỗi giai đoạn có một áp lực, khó khăn riêng và chính quyền cũng như Ban quản lý luôn phải nỗ lực giải quyết tốt nhất, thuận lòng nhân dân và đồng hành công doanh nghiệp phát triển. Có thể nói, ngay quá trình đầu tư vào KKT đã tác động tích cực đến địa phương, đến đời sống người dân. Những dự án đầu tư lớn kéo theo nhiều dự án, chuỗi giá trị hình thành… Cũng theo ông Nguyễn Văn Thi, giai đoạn từ năm 2015 đến nay và thời gian tới khi các dự án đầu tư hình thành và đi vào hoạt động sẽ có nhiều hơn những áp lực. Việc thực hiện cam kết của Chính phủ đối với các dự án, các cam kết liên quan đến các hiệp định thương mại, thực hiện luật đầu tư, môi trường… sẽ đòi hỏi nhiều hơn sự quản lý, giám sát chuyên nghiệp. Ngoài ra, nhà đầu tư chuẩn bị vận hành có nhiều điều kiện yêu cầu hỗ trợ để có sản phẩm ra thị trường… Ban quản lý KKT xác định thành công của nhà đầu tư là thành công của mình, thành công của tỉnh.
Động lực lan tỏa
Ngay đầu năm 2019, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Thanh Hoá đã công bố điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là sự kiện quan trọng không chỉ đối với nhiệm vụ xây dựng phát triển KKT Nghi Sơn mà còn ảnh hưởng lớn đến chiến lược, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá và khu vực trong giai đoạn tiếp theo.
KKT Nghi Sơn được quy hoạch, đầu tư thành khu đô thị công nghiệp hiện đại |
Với tổng diện tích quy hoạch 106.000 ha (tăng gần 10 lần so với ban đầu), trong đó có 66.497,57 ha đất liền, hải đảo và 39.502,43 ha mặt nước biển; sau khi điều chỉnh, KKT Nghi Sơn sẽ là KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn; vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt; là động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung. KKT Nghi Sơn sẽ là cụm đô thị công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ và hiện đại với trung tâm là thành phố công nghiệp Nghi Sơn và các đô thị Hải Ninh, Yên Mỹ, Thanh Tâm được phát triển theo mô hình đô thị thông minh- xanh- bền vững. KKT Nghi Sơn cũng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu, trao đổi hàng hóa kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ và cảng biển Nghi Sơn.
Khu kinh tế Nghi Sơn là "điểm đến" của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước |
Nói về ý nghĩa việc mở rộng KKT Nghi Sơn, ông Nguyễn Văn Thi cho rằng, phát triển là sự kế thừa hế hệ này sang thế hệ khác. Với qui mô mở rộng, môi trường tốt sẽ tạo niềm tin để thu hút dự án lớn tiếp tục đầu tư vào Nghi Sơn, vào Thanh Hóa… Những kết quả mà KKT Nghi Sơn có được hôm nay là động lực và chúng tôi không thể chỉ vui với chiến thắng hiện tại mà quên đi sự phát triển sau này của Nghi Sơn. KKT Nghi Sơn đã và sẽ là đầu tàu lan tỏa, kết nối về hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cơ chế chính sách thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp, vùng kinh tế trong tỉnh Thanh Hóa. Bởi lẽ, "chúng tôi xác định và thể hiện rõ quan điểm sản phẩm đầu ra dự án lớn là đầu vào của dự án tiếp theo". Hy vọng từ nay đến 2020 và đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025, Nghi Sơn – Thanh Hóa sẽ tiếp tục là điểm đến của nhiều dự án lớn…