Ngoại Hạng Anh

【nhận định mu vs southampton】Nghe tướng kể chuyện quân

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:Ngày 30-4 cận kề, có dịp gặp gỡ, nghe hai vị tướng từng “vào sinh, ra tử& nhận định mu vs southampton

Ngày 30-4 cận kề,ướngkểchuyệnhận định mu vs southampton có dịp gặp gỡ, nghe hai vị tướng từng “vào sinh, ra tử” trên vùng đất Hậu Giang tâm tư, hoài niệm nhiều lần được dân che chở, đùm bọc và nghĩa tình của họ đối với dân thì càng thấm thía “quân với dân như cá với nước”.

Thiếu tướng Lê Thanh Sơn (đứng, áo trắng) trong một lần gặp gỡ đồng chí, đồng đội trên địa bàn tỉnh.

Hai vị tướng mà chúng tôi nhắc đến là trung tướng Nguyễn Xuân Xinh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục V Bộ Công an và thiếu tướng Lê Thanh Sơn (Ba Ngay), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cần Thơ, nguyên Trưởng Ban liên lạc Tiểu đoàn Tây Đô.

Nợ ân tình với Nhân dân

Năm nào cũng vậy, gần đến ngày 30-4 là hai vị tướng này hướng về một thời lửa đạn, hoài niệm về sự che chở, đùm bọc của Nhân dân.

Sinh ra và lớn lên tại ấp 6, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ trong một gia đình có truyền thống cách mạng, nên trung tướng Nguyễn Xuân Xinh sớm giác ngộ và tham gia cách mạng. Trong thời gian tham gia bảo vệ Tổ quốc, trung tướng Nguyễn Xuân Xinh không nhớ đã bao nhiêu lần giáp mặt với địch, giết bao nhiêu kẻ thù, nhưng chắc chắn một điều là không bao giờ quên những lần được dân che chở, đùm bọc, thoát chết trong gang tấc.

Năm 1969, lúc ấy ông là Ủy viên Ủy ban an ninh huyện Long Mỹ, trong một lần hành quân thì lọt vào căn cứ lõm của địch ở xã Vĩnh Tường (nay là phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ), nhưng được ông Út Đen (người dân địa phương) bảo vệ.

Đang ở nhà ông Út Đen thì có hơn 10 tên địch lùng sục. Khi chúng đến đầu khu vườn (cách nhà khoảng 100m), biết không thể bỏ chạy nên ông Út Đen kêu trung tướng Nguyễn Xuân Xinh chạy vào buồng và trốn dưới gầm giường. “Do gầm giường rất thấp và chúng lục soát sơ sài nên không phát hiện tôi. Nếu như lúc đó không có sự che chở của anh Út Đen chắc chắn tôi đã hy sinh”, trung tướng Nguyễn Xuân Xinh kể.

Hay vào năm 1972, trong một lần cùng đồng đội hành quân trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Đông thì vướng vào chất nổ của địch, dẫn đến tất cả bị thương, nằm la liệt dưới bờ kênh. Riêng ông thì có trên 10 vết thương khắp cơ thể, máu ra rất nhiều.

Lúc này, có một người dân chèo ghe đi qua và phát hiện. Sau đó, đưa ông cùng đồng đội xuống ghe, lấy lá dừa nước đậy lên để ngụy trang rồi chở qua quân y điều trị…

Còn thiếu tướng Lê Thanh Sơn, tuy không phải là người con của Hậu Giang (quê tỉnh Kiên Giang), nhưng ông xem nơi đây chẳng khác nào quê hương của mình vì nhiều năm bám trụ đánh địch, được đồng chí, đồng đội, người dân chở che, đùm bọc. Trong hàng trăm trận đánh, ông nhớ nhất là trận đánh tại kênh Nhà Nước, thuộc xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp. 

Năm 1964, tỉnh tổ chức hội nghị chiến sĩ thi đua tại một căn cứ ở kênh Nhà Nước. Lúc này, ông là Chính trị viên Đại đội 23 được giao nhiệm vụ bảo vệ hội nghị. Trong lúc bảo vệ, địch phát hiện và càn quét. Sau một ngày giằng co từng tấc đất, quyết liệt, đại đội của ông có gần 20 đồng chí hy sinh, riêng ông bị thương ở đầu, nằm cặp mé kênh, gần như bất tỉnh. Lúc này, một người dân địa phương phát hiện và đưa ông lên xuồng, sau đó chở về quân y gần đó.

“Lúc đó, tôi hoa mắt, chóng mặt, kiến vàng bu khắp cơ thể. Tôi nghĩ mình không thể sống được bởi không chết vì mất máu thì cũng chết nếu địch phát hiện. Rất may được người dân giúp đỡ”, thiếu tướng Lê Thanh Sơn kể lại.

Ngoài những lần được dân che chở, đùm bọc thoát chết trong gang tấc, trung tướng Nguyễn Xuân Xinh và thiếu tướng Lê Thanh Sơn được nhiều gia đình nuôi dưỡng, che giấu trước sự truy lùng của kẻ thù. Không ít người dân vì an toàn, bí mật của bộ đội đã cải trang để đánh lạc hướng kẻ thù rồi phải gánh chịu những đòn tra tấn hết sức dã man. Nhiều người còn không ngại nguy hiểm để vượt qua đồn bót của địch để mua từng viên thuốc, quần áo hay tận tình đút từng muỗng cháo lúc hai ông lâm bệnh, thương tích. Ơn đùm bọc, che chở ấy đối với hai ông thật không sao kể hết.

Trung tướng Nguyễn Xuân Xinh luôn hướng về quê hương, đồng đội.

Hướng về với dân

Tạc ghi sự che chở, đùm bọc ấy, sau ngày giải phóng cũng như về hưu, trung tướng Nguyễn Xuân Xinh và thiếu tướng Lê Thanh Sơn luôn tìm về với dân, đồng chí, đồng đội để báo đáp ân tình.

Giai đoạn 1980-1984, ông Nguyễn Văn Lập, ở khu vực 5, phường VII, thành phố Vị Thanh, tham gia làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia. Sau khi về nước, do không đất sản xuất nên ông cùng gia đình làm thuê, nhưng trăn trở nhất là căn nhà lá xiêu vẹo, ẩm thấp.

Đến năm 2008, ông được thiếu tướng Lê Thanh Sơn vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm cất tặng nhà “tình đồng đội”. Đến nay, căn nhà ấy trên 10 năm nhưng vẫn còn mới, hơn cả là ông Lập cảm nhận được hơi ấm của tình đồng đội đã giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

Từ khi có được nhà, gia đình ông Lập dần ổn định cuộc sống. Theo đó, năm 2008 đến nay, hàng ngày vợ chồng ông bán trái cây tại chợ phường VII, thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày. Cách đây vài năm, gia đình ông mua được trên 1.000m2 đất để trồng cây ăn trái, góp phần tăng thu nhập.

“Tuy cuộc sống gia đình tôi chưa giàu nhưng đã ổn định hơn trước rất nhiều. Đó cũng nhờ sự quan tâm giúp đỡ của anh Ba Ngay”, ông Lập cho biết.

Theo thiếu tướng Lê Thanh Sơn, từ khi Ban liên lạc Tiểu đoàn Tây Đô thành lập (năm 2002) đến nay, ông cùng đồng đội vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm xây dựng 1.031 căn nhà “tình đồng đội” cho cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn Tây Đô và người dân gặp khó khăn về nhà ở. Riêng ông, mỗi năm trích lương hưu từ 15-20 triệu đồng để mua quà tặng đồng chí, đồng đội, người dân gặp khó. 

“Không chỉ đồng chí, đồng đội, người dân từng che chở, đùm bọc mà người nghèo, gặp khó khăn cần giúp đỡ, hay tin là tôi sẵn sàng. Bởi cuộc sống của nhiều người còn khó khăn, thiếu thốn, rất cần sự san sẻ của mọi người, đặc biệt đã là người lính thì phải tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động”, thiếu tướng Lê Thanh Sơn cho biết.

Còn với trung tướng Nguyễn Xuân Xinh cũng đau đáu, trăn trở về đồng chí, đồng đội từng “vào sinh ra tử”, gia đình giúp đỡ, che chở để vượt qua cái chết. Do đó, từ khi về hưu, năm nào ông cũng dành thời gian về thăm, tặng quà cho những trường hợp khó khăn.

Theo trung tướng Nguyễn Xuân Xinh, từ năm 2009 đến nay ông đã vận động các nguồn khoảng 2,1 tỉ đồng để cất 17 căn nhà tình thương, tình nghĩa, xây 4 cây cầu giao thông nông thôn, 2 trường mẫu giáo. Riêng mỗi năm ông trích lương hưu để mua quà tặng đồng chí, đồng đội, Nhân dân từ 10-15 triệu đồng.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng hai tướng lĩnh trên vẫn hàng ngày trông ngóng thông tin đồng chí, đồng đội, người dân có cuộc sống như thế nào và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. Với họ, đó không chỉ là cái nghĩa, cái tình mà còn là cơ sở để giáo dục con cháu mai sau nhớ ơn những người đã hy sinh hoặc để lại một phần thân thể của mình trên chiến trường bảo vệ Tổ quốc….

Thiếu tướng Lê Thanh Sơn:

 

- “Thời gian tới, lực lượng vũ trang tỉnh Hậu Giang cần phát huy những kết quả đạt được, trong đó chú ý tinh thần đoàn kết nội bộ; người đứng đầu phải tiên phong, gương mẫu trong mọi công việc; cán bộ, chiến sĩ phải gần dân, sát dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kịp thời đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; tạo điều kiện để mỗi cán bộ, chiến sĩ phát huy năng lực, sở trường, góp phần cùng với đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

 

Trung tướng Nguyễn Xuân Xinh:

 

- Sau khi Hậu Giang được thành lập, tôi thường xuyên theo dõi sự phát triển của lực lượng vũ trang tỉnh nhà. Nhìn chung, thời gian qua lực lượng vũ trang Hậu Giang không ngừng lớn mạnh từ số lượng lẫn chất lượng; ngày càng chính quy, tinh nhuệ; nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ. Đặc biệt luôn gắn bó mật thiết với Nhân dân, là chỗ dựa đáng tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 

Bài, ảnh: NHẬT TÂN

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap