【ti le ke】Giai đoạn 2011

an sinh

Mức hỗ trợ cơ bản đã phù hợp với khả năng cân đối ngân sách giai đoạn 2011- 2016 của từng cấp ngân sách và đảm bảo nguồn lực kịp thời để thực hiện các chế độ,đoạti le ke chính sách.

Nhân dịp này, Thời báo Tài chính Việt Nam có loạt bài đánh giá chính sách này từ trước tới nay và phân tích những thay đổi của chính sách trong giai đoạn mới...

Để xây dựng cơ chế chính sách ASXH cho giai đoạn mới, Bộ Tài chính đã đánh giá việc thực hiện cơ chế hỗ trợ các chính sách này trong giai đoạn 2011- 2016 một cách cụ thể, chi tiết.

Ưu tiên đầu tư cho con người

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2011- 2016 chia thành 3 nhóm địa phương để thực hiện chính sách, bao gồm: Nhóm các địa phương nhận trợ cấp cân đối từ NSTW và tỉnh Quảng Ngãi (địa phương có điều tiết về NSTW nhưng có tới 6 huyện nghèo) được NSTW hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm; Nhóm các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW dưới 50%, NSTW hỗ trợ 50% nhu cầu kinh phí tăng thêm và Nhóm các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW từ 50% trở lên, NSTW không hỗ trợ, các địa phương tự đảm bảo nguồn thực hiện.

Riêng đối với các tỉnh điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW phải sử dụng NSĐP để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chính sách, nếu hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp, sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu NSĐP (nếu có) và 50% dự phòng NSĐP được Thủ tướng Chính phủ giao vẫn còn thiếu thì NSTW sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.

Nhu cầu kinh phí chi thường xuyên NSNN đảm bảo để thực hiện các chính sách ASXH giai đoạn 2011- 2016 khoảng 235,8 nghìn tỷ đồng (bình quân khoảng 39,3 nghìn tỷ đồng/năm), trong đó phần NSĐP đảm bảo khoảng 125,6 nghìn tỷ đồng (bình quân khoảng 20,9 nghìn tỷ đồng/năm), phần NSTW thực hiện bổ sung có mục tiêu cho NSĐP khoảng 110,2 nghìn tỷ đồng (bình quân khoảng 18,4 nghìn tỷ đồng/năm).

Như vậy, giai đoạn này, có 51 địa phương nhận hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm. 8 địa phương hưởng mức hỗ trợ 50% nhu cầu kinh phí tăng thêm (là các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW dưới 50%), gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Cần Thơ. Còn lại 4 địa phương do NSĐP đảm bảo hoàn toàn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đánh giá về nguyên tắc hỗ trợ giai đoạn này, Bộ Tài chính cho biết: Mức hỗ trợ cơ bản đã phù hợp với khả năng cân đối ngân sách giai đoạn 2011- 2016 của từng cấp ngân sách và đảm bảo nguồn lực kịp thời để thực hiện các chế độ, chính sách.

“Trong giai đoạn 2011 - 2016, thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, cơ cấu chi NSNN đã được thay đổi theo hướng ưu tiên đầu tư cho con người, thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách ASXH và xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa... Nhờ vậy đã góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế”, báo cáo của Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Việc cân đối NSTW chịu sức ép lớn

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho hay, trong giai đoạn 2011 - 2016, nhiều chính sách ASXH đã được ban hành mới; đồng thời một số chính sách ASXH đã ban hành được mở rộng, nâng mức hỗ trợ đã kéo theo nhu cầu tăng chi lớn.

Cụ thể, trong năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách (2011), có 7 nhóm chính sách ASXH đã được tính vào định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP, với tổng kinh phí khoảng 18.500 tỷ đồng. Đến năm cuối thời kỳ ổn định ngân sách (2016), đã có 21 nhóm chính sách ASXH (ban hành mới 14 chính sách và điều chỉnh tăng đối tượng và tăng mức đối với 7 chính sách), với tổng kinh phí chi từ NSNN khoảng 57.200 tỷ đồng. Trong đó, NSĐP đảm bảo khoảng 23.600 tỷ đồng (tăng khoảng 5.100 tỷ đồng so với năm 2011); NSTW thực hiện bổ sung có mục tiêu cho NSĐP khoảng 33.600 tỷ đồng. Do đó đã phát sinh tăng nhu cầu hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP, tốc độ tăng chi ASXH không kể chi tiền lương tăng bình quân khoảng 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng thu NSNN và tốc độ tăng chi NSNN.

Việc cân đối NSNN ngày càng khó khăn, NSTW tăng thu thấp, trong khi NSĐP tăng thu hàng năm lớn, kể cả tăng thu dự toán và tăng thu thực hiện so dự toán. Nhiều địa phương vượt thu NSĐP lớn, xin để lại một phần nguồn cải cách tiền lương từ nguồn 50% tăng thu NSĐP hàng năm để đầu tư, nhưng vẫn được NSTW đảm bảo hoặc hỗ trợ phần lớn nhu cầu chi ASXH... Điều này đã tạo sức ép lớn đến cân đối NSTW các năm gần đây. Đặc biệt khi mà thu NSNN tăng chậm do ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu, giá dầu giảm và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế.

Điều này cũng làm cơ cấu ngân sách chậm được cải thiện do chi thường xuyên tăng cao, cân đối ngân sách thiếu bền vững do bội chi NSTW ở mức cao, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn tài chính quốc gia. Thậm chí, một số chính sách ASXH đã được ban hành nhưng thực tế không cân đối đủ nguồn để triển khai thực hiện.

Đồng thời, do cơ chế hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP hiện nay, nhiều địa phương được NSTW hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện các chính sách ASXH, chậm báo cáo nhu cầu kinh phí. Việc này gây khó khăn lớn cho Bộ Tài chính trong việc tổng hợp đối tượng, dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP khi xây dựng và bố trí cân đối dự toán chi NSTW hàng năm trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Huyền Trang – Tố Uyên