【kq wolfsburg】Quảng Ninh “hiến kế” để thực hiện Nghị quyết 30

Phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị,ảngNinhhiếnkếđểthựchiệnNghịquyếkq wolfsburg ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã thay mặt lãnh đạo tỉnh phát biểu và đề xuất 5 nhóm vấn đề để thực hiện Nghị quyết, gắn với thực tiễn của địa phương.

Theo đó, nhóm giải pháp tiên quyết được ông Ký nhắc đến đó là xây dựng các thể chế. "Cần xác định rõ hơn những đề án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển vùng, phát triển ngành (cả nước) gắn với tư duy mở, cơ chế vượt trội, tập trung nguồn lực nhà nước đủ tầm mức cho kích hoạt, kết nối nguồn lực tư nhân, nhờ đó tạo “tăng trưởng” lan tỏa trong toàn vùng", ông Ký nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Cụ thể hơn, ông Ký cho rằng, một số đề án giao nhiệm vụ cho tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị liên quan (nêu trong Phụ lục của Chương trình hành động) cũng cần được dẫn dắt theo tư duy kiến tạo thể chế phát triển nêu trên, nhất là Khu kinh tếVân Đồn và Khu hợp tác kinh tế song phương Móng Cái  - Đông Hưng có vai trò cho liên kết vùng và nâng cao năng lực cạnh tranh với các khu kinh tế của đảo Hải Nam và ven biển Quảng Tây - Trung Quốc đang diễn ra rất sôi động.

Hai là nhóm giải pháp liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông chiến lược. Trên cơ sở mạng lưới đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái đã được hoàn thành, cần có biện pháp, lộ trình cụ thể kết nối nguồn lực các địa phương trong vùng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tốc độ hoàn thành các hạng mục có tính khớp nối, khắc phục các điểm nghẽn củatrục khuỷu giao thông” cản trở liên kết vùng. Các công trình giao thông có tính khớp nối được ông Ký nhắc đến gồm các dự ánnhư: Cầu Lại Xuân; cầu Bến Rừng; cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ Nút giao với Quốc lộ 18 (tỉnh Quảng Ninh) đến cầu vượt Quán Toan (thành phố Hải Phòng); Đường ven sông từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, kết nối từ Đường ven sông sang thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương; tuyến đường nối từ Quốc lộ 279 (xã Tân Dân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đến đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang); đường tỉnh 342 nối từ Hạ Long lên Ba Chẽ sang Lạng Sơn đến đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang);...

Thứ ba, đối với phát triển các ngành kinh tế, gắn với sự phát triển của Quảng Ninh là chuyển đổi sang tăng trưởng xanh, trên nền tảng mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực” đã định hình, phát huy tác dụng trong những năm qua. "Quảng Ninh mong muốn các bộ, ngành hỗ trợ, tạo điều kiện cho Quảng Ninh thực hiện tốt các định hướng đã nêu trong Chương trình hành động", ông Ký đề nghị.

Cụ thể, đó là (1) xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế tầm cỡ và là trung tâm kinh tế biển phát triển bền vững kết nối với khu vực và thế giới, liên kết với các địa phương trong vùng hình thành cụm ngành du lịch với các sản phẩm độc đáo, sức cạnh tranh cao; (2) Giữ vững sự ổn định và phát triển ngành than theo quy hoạch bền vững hơn gắn với đẩy mạnh dịch chuyển năng lượng, tăng trưởng xanh; (3) Tạo đột phá trong thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, tăng nhanh quy mô và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn, ứng dụng khoa học, công nghệ, tạo giá trị gia tăng lớn; (4) Chuyển đổi từ quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo tư duy truyền thống sang phát triển “hệ sinh thái công nghiệp” với yêu cầu gắn giữa công nghiệp hóa với dịch vụ hóa và đô thị hóa, giữa công nghiệp  hóa với bảo vệ môi trường theo nguyên lý kinh tế tuần hoàn, giữa công nghiệp hóa, đô thị hóa với nâng cao chất lượng sống của người dân, nhất là dân nhập cư đô thị; (5) Phát triển nông nghiệp sinh thái, đa giá trị gắn với xây dựng nông thôn hiện đại, góp phần phục vụ trực tiếp cho phát triển du lịch.

Nhóm giải pháp thứ 4 liên quan đến vấn đề phát triển đô thị là kiên trì tổ chức đô thị theo định hướng quy hoạch không gian phát triển chung. Theo ông Ký, quy hoạch, định hướng phát triển đô thị tuyến biên giới như Quảng Ninh phải tính toán đầy đủ yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế, mà ở đó đô thị phía sau mang tính liên vùng phải làm nền tảng, hỗ trợ cho đô thị phía trước, tạo thành một cấu trúc liên hoàn, liên kết chặt chẽ, tất cả cùng cộng hưởng sức mạnh cho nâng cao năng lực đối trọng, cạnh tranh đô thị xuyên biên giới. Phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh, nâng cao chất lượng sống của người dân làm hạt nhân cho liên kết vùng. "Với Quảng Ninh, phải bám sát đặc điểm đô thị biển, hướng ra biển, cửa ngõ biển tiền tiêu của Tổ quốc đặt ra các yêu cầu cao về phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới", ông Ký chia sẻ.

Cuối cùng, nhóm giải pháp thứ năm là xây dựng hệ sinh thái dân sinh hấp dẫn với chính sách khuyến khích và hỗ trợ vượt trội, môi trường sống tốt, các dịch vụ công có chất lượng cao để thu hút và giữ chân nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm gắn với tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số.

Liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng để “phân vai” tốt hơn trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực các ngành nghề và giải quyết việc làm. Các cấp chính quyền địa phương trong vùng cần tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ sự hợp tác, tham gia của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu... để thực hiện có hiệu quả các nội dung liên kết vùng đã được thỏa thuận, ký kết giữa các địa phương trong vùng với mục tiêu cao nhất là vì hạnh phúc của Nhân dân.

Ông Ký cũng nhấn mạnh thêm: "Cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế điều phối vùng hiệu quả, đủ mạnh để thực thi kịp thời, hiệu quả các cam kết liên kết vùng, tăng cường khả năng phản ứng chính sách nhanh nhạy, linh hoạt để quản trị phát triển bền vững địa phương và toàn vùng trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống hiện nay".