Mỗi năm,ứcsốngcủađềtikhoahọtỷ số macarthur Hậu Giang nghiệm thu trên dưới 10 đề tài, dự án khoa học. Trong đó, có nhiều đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả tích cực trong cuộc sống.
Cũng giống như mọi năm, mùa xuân 2018, Hợp tác xã (HTX) Dưa hấu VietGAP ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy ăn tết trong không khí rộn ràng. Bởi vì các thành viên trong HTX năm nay trúng dưa tết. Ước tính mỗi công dưa cho thu hoạch từ 3,5-4 tấn, tăng hơn 0,5 tấn so năm rồi. Với giá bán 5.000 đồng/kg dưa có hạt và 12.000 đồng/kg dưa không hạt, bình quân người trồng dưa thu lợi từ 10-12 triệu đồng/công.
Các nghiên cứu khoa học không chỉ giúp nông dân làm ra sản phẩm chất lượng, mà còn tạo nền tảng kinh tế vững chắc, lâu dài.
Đó cũng là kết quả gián tiếp mà đề tài “Nghiên cứu mô hình trồng dưa hấu an toàn, chất lượng cao theo hướng GAP” để lại. Đề tài do kỹ sư Trần Hồng Tim, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy thực hiện năm 2013. Giờ đây, sau khoảng 5 năm thực hiện, sức sống đề tài này vẫn còn trường tồn và ghi điểm trong lòng mọi người. Ông Võ Văn Năng, Giám đốc HTX Dưa hấu VietGAP, ở xã Vĩnh Thuận Tây, cảm nhận: “Nhờ có dưa hấu VietGAP mà thành viên HTX làm ăn phát triển hẳn ra. Dưa hấu của HTX được bao tiêu với giá ổn định và thường cao hơn bên ngoài thị trường ít nhất 1.000 đồng/kg. Hồi mới thành lập HTX có 4 hộ nghèo nhưng giờ đây đã xóa trắng không còn hộ nghèo nào”. Nhưng có lẽ theo ông Năng và những cán bộ làm chuyên môn nghiên cứu thì thành công nhất của đề tài là tạo được thói quen cho nông dân biết cách ghi chép sổ sách, theo dõi quy trình sản xuất, diễn biến sâu bệnh, tính được hiệu quả kinh tế… Từ đó, tạo vùng sản xuất dưa hấu hàng hóa ở huyện Vị Thủy có đầu ra ổn định.
Các đề tài, dự án nghiên cứu trên con cá thát lát cũng tạo được bước thành công lớn cho ngành nuôi thủy sản của tỉnh. Nhiều năm qua, có không ít đề tài, dự án được thực hiện trên cá thát lát. Ghi dấu đậm nét nhất là xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho cá thát lát với tên gọi “Cá thát lát Hậu Giang” của dự án Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang mà Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh là đơn vị chủ trì. Việc xây dựng thành công nhãn hiệu cá thát lát Hậu Giang đã mở ra hướng đi mới và tạo cho người nuôi cá, các cơ sở chế biến cá thát lát của tỉnh thêm phát triển. Bà Nguyễn Kim Thùy, chủ cơ sở Kỳ Như, ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Cơ sở tôi được dùng chung nhãn hiệu tập thể cá thát lát Hậu Giang do tỉnh xây dựng. Nhiều năm qua, cùng với nỗ lực gầy dựng chất lượng, giờ cộng thêm sự trợ lực của nhãn hiệu đã giúp cơ sở của tôi phát triển mạnh. 2 năm nay, sản phẩm cá thát lát của cơ sở Kỳ Như đã mở rộng được thị trường xa tận phía Bắc”.
Trong tỉnh, nhiều cơ sở kinh doanh cũng rất quan tâm xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho loại cá này. Với sự trợ giúp của tỉnh, bà Nguyễn Thị Hà, chủ cơ sở quán ăn Tân Hậu Giang đã xây dựng thành công nhãn hiệu cá thát lát tẩm gia vị Tân Hậu Giang năm 2008 và tạo được thương hiệu cho loại thực phẩm chế biến từ cá thát lát Hậu Giang. Để tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu cho cá thát lát Hậu Giang, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Sở KH&CN tỉnh xây dựng kế hoạch bảo hộ cũng như phát triển nhãn hiệu cá thát lát Hậu Giang. Kế hoạch được xây dựng bài bản và dài hơi trong thời gian 3 năm (2018-2010). Hơn nữa, dấu ấn của những nghiên cứu khoa học trên còn từng bước đẩy mạnh uy tín cho tỉnh, khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá thát lát trên thị trường, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh.
“Tuy thành công của những nghiên cứu khoa học trong việc đem lại ứng dụng hiệu quả thực tế còn khiêm tốn nhưng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, hành động của ngành khoa học và công nghệ tỉnh trong thời gian tới là đẩy mạnh triển khai ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất. Qua đó, từng bước rút kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân”, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Huỳnh Trường Vĩnh cho hay.
Bài, ảnh: TRÚC LINH