Trước cuộc nội chiến giữa quân chính phủ với lực lượng nổi dậy ở Syria,ạnhánlàmtrầmtrọngthêmthảmhọaởcách đánh tài xỉu com gạo đây là quốc gia duy nhất trong khu vực có thể tự cung tự cấp về lương thực. Nước này thậm chí còn xuất khẩu lúa mì, đồng thời từng dư thừa đại mạch, củ cải đường, hoa quả, rau và dầu ôliu. Khi ấy, nông nghiệp chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội và sử dụng 14% dân số ở độ tuổi lao động ở nước này.
Sản lượng nông nghiệp của Syria đã suy giảm mạnh trong những năm qua. Đầu năm 2013, Tổ chức lương nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết tính từ tháng 3-2011, khi bắt đầu nổ ra xung đột, tổng sản lượng lúa mì và đại mạch ở Syria đã giảm một nửa, trong đó vụ thu hoạch lúa mì năm 2013 là tồi tệ nhất trong 30 năm. Theo dự báo của Chương trình lương thực thế giới (PAM), sản lượng lúa mì ở Syria có thể chỉ đạt hơn 1 triệu tấn vào năm 2014, trong khi trước năm 2011 con số này là 3,5 triệu tấn và nhu cầu lúa mì hàng năm của nước này là 5,1 triệu tấn. Mặc dù Syria đã phải nhập khẩu một lượng lớn lúa mì, song hiện nay gần 1/2 dân số nước này không thể tự nuôi sống mình.
Giới chức Syria thừa nhận cuộc xung đột đã dẫn tới hàng loạt vấn đề, bao gồm đe dọa an ninh đối với nông dân nói chung, thiếu nhân công, thiết bị sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, hệ thống tưới tiêu bị hư hỏng nặng, giá nhiên liệu tăng, điện bị mất thường xuyên, gia súc bị chết hàng loạt trong khi bác sĩ thú y không thể tới nơi chữa bệnh, sâu bệnh phát triển nhưng không có thuốc phòng chống, đất nông nghiệp bị bỏ hoang hàng loạt,... Tình trạng hạn hán cũng được dự báo có xu hướng tiếp tục diễn ra nghiêm trọng hơn trong thời gian tới.
Mặt khác, theo các nhà quan sát, những nơi đầu tiên nổ ra nổi dậy tại Syria đều thuộc các vùng nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán, trong khi cách thức giải quyết của chính phủ đối với những hậu quả của nó lại chưa thỏa đáng, gây ra bất bình sâu sắc trong xã hội. Đáng tiếc là phần lớn các khu vực nhạy cảm với hạn hán ở Syria cũng là những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng, và cũng chính là những vùng tích tụ quá nhiều mâu thuẫn xã hội, dẫn đến cuộc xung đột hiện nay, trở thành vòng luẩn quẩn khó gỡ.