【bóng đá tối nay ngoại hạng anh】Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp cần trở thành nhà đầu tư, định hướng giáo dục dạy nghề

chu tich vcci doanh nghiep can tro thanh nha dau tu dinh huong giao duc day nghe

Ông Vũ Tiến Lộc.

Bên lề Hội nghị người sử dụng lao động năm 2018 hợp tác doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động.

Xin ông cho biết, vai trò của doanh nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo lao động?

Với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng tay nghề lao động trong các doanh nghiệp rất quan trọng. Để có thể nâng cao chất lượng lao động trong thị trường lao động có vai trò đồng thanh của các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần trở thành nhà đầu tư, định hướng giáo dục dạy nghề, tổ chức nội dung chương trình dạy nghề và tạo ra những cơ sở cho học sinh học đến thực tập. Đồng thời, doanh nghiệp có thể có vai trò trong việc cấp chứng chỉ xác nhận trình độ của học viên và đánh giá chất lượng của học viên và cũng là nơi giải quyết đầu ra cho giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, tất cả các khâu đào tạo của trường nghề đều có vai trò của doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng lao động không chỉ là trách nhiệm của các trường, Nhà nước mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Riêng thời gian đào tạo trong các trường nghề, tôi nghĩ thời gian cần rút ngắn lại, mang tính thực hành cao hơn và gắn với thực tiễn. Đào tạo phải gắn với nhu cầu doanh nghiệp, thời gian đào tạo tại doanh nghiệp và nhà trường cần hợp lý để học sinh sau khi ra trường có thể tiếp cận ngay với công việc.

Đồng thời, việc học nghề cũng sẽ là việc suốt đời của người lao động. Nên sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, sự hợp tác này không chỉ theo khóa, theo lớp mà phải là mối quan hệ gắn kết, hợp tác với nhau trong suốt quá trình làm việc của người lao động trong doanh nghiệp.

Nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đứng ngoài quá trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thưa ông?

Cần phải thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục nghề nghiệp. Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp luật, những chính sách khuyến khích, thậm chí cùng đầu tư với cơ sở tư nhân để xây dựng các cơ sở đào tạo.

Chỉ khi nào, Nhà nước kêu gọi được tài chính cũng như trí tuệ của toàn dân vào giáo dục nghề nghiệp, khi đó mới có thể hình thành nên một nền giáo dục nghề nghiệp mạnh.

Tôi nghĩ rằng cần phải tăng cường tuyên truyền nhận thức của cơ quan nhà nước, các trường, doanh nghiệp về vai trò của từng nhân tố trong phát triển dạy nghề. Công thức đối tác công tư rất có hiệu quả để thúc đẩy công tác giáo dục nghề nghiệp, nhất là giai đoạn đầu tiên của quá trình xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Thưa ông, tiêu chuẩn về lao động trong CPTPP quan hệ như thế nào đối với dạy nghề và dạy nghề cần thay đổi ra sao?

Việc đáp ứng các tiêu chuẩn lao động là đòi hỏi rất quan trọng của các hiệp định thương mại tự do, việc này cũng quyết định chúng ta có thể thâm nhập vào các thị trường của thế giới hay không.

Tiêu chuẩn lao động ở đây không chỉ nói đến kỹ thuật của nghề nghiệp mà còn là chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, những tiêu chuẩn lao động trong các hiệp định này chủ yếu gắn liền với phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội.

Để đáp ứng yêu cầu về lao động trong thời hội nhập không chỉ có việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn lao động cũng như, tuân thủ các điều kiện và trách nhiệm xã hội nói chung.

Đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã nêu rõ có về trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp và khu vực tư nhân trong việc nâng cao chất lượng lao động. Vấn đề ở đây là cần thay đổi thái độ, nhận thức của các cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo nghề công, để các bên thấy rằng việc tăng cường hợp tác với khu vực tư, xã hội và thúc đẩy xã hội hóa sẽ là giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ công tác dạy nghề trong thời gian tới.

Như vậy, Nhà nước cần rút ra khỏi một số lĩnh vực dịch vụ công trong đào tạo nghề mà doanh nghiệp, người dân và các hiệp hội doanh nghiệp có thể làm được. Như, tổ chức đào tạo nghề nghiệp trong một số lĩnh vực chuyên ngành cụ thể thì cơ quan nhà nước không cần tham gia mà để các hiệp hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai; việc tổ chức các kỳ thi để sát hạch, cấp chứng chỉ dạy nghề để cho các hiệp hội doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; việc định hướng đào tạo xây dựng nội dung chương trình đào tạo tạo điều kiện cho các hiệp hội doanh nghiệp tham gia.

Theo đó, cơ quan nhà nước rút dần khỏi những việc có tính chất kỹ thuật trong vấn đề dạy nghề để tạo điều kiện kiện cho khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này. Từ đó, Nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng, đưa ra các quy định của pháp luật, cơ chế khuyến khích để dạy nghề trở thành sự nghiệp của toàn dân.