【tỷ lệ chấp bóng đá hôm nay】Vì sao nhiều mặt hàng thực phẩm chưa giảm giá?

Tiếp tục giảm giá,ìsaonhiềumặthàngthựcphẩmchưagiảmgiátỷ lệ chấp bóng đá hôm nay xăng còn hơn 25.000 đồng/lít
Giảm giá xăng - giảm gánh nặng chi phí
Các siêu thị sẽ sớm đề nghị nhà cung cấp giảm giá bán thực phẩm
sieu thị big c. Ảnh T.H
Người tiêu dùng kỳ vọng giá các mặt hàng sẽ giảm theo giá xăng dầu. Ảnh T.H

Chiều 1/8, tại cuộc họp thông tin về sự kiện của ngành thực phẩm, đồ uống, ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, Chính phủ điều hành giảm giá xăng dầu liên tiếp trong 4 kỳ vừa qua đã hỗ trợ rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm TPHCM tham gia vào Chương trình bình ổn giá của TPHCM nên việc tăng giá bán hàng trong thời gian qua (thời điểm giá xăng tăng) không phải dễ dàng. Đối với các doanh nghiệp không có sản phẩm tham gia Chương trình bình ổn giá của TPHCM phải chịu tác động rất lớn từ nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước và nhập khẩu.

Hàng hóa tiêu dùng trên địa bàn từ 2 nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu. Trong thời gian qua, một số quốc gia do ảnh hưởng cua đại dịch Covid-19 nên đã nhiều thay đổi trong sản xuất, cung ứng hàng hóa, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam.

“Giá hàng nhập khẩu tăng, chi phí vận chuyển cũng tăng rất cao từ 5 đến 15 lần tùy theo từng vùng vận chuyển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh... để đáp ứng yêu cầu về các FTA mà Việt Nam tham gia cũng khiến giá thành sản phẩm tăng trong thời gian qua”- ông Dũng phân tích.

Theo ông Trương Tiến Dũng, thời gian qua, giá cả tiêu dùng leo thang do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có giá xăng dầu. Nhưng đối ngành thực phẩm, yếu tố quyết định chính giá thành sản phẩm là giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và chi phí nhân công đang tăng. Chẳng hạn, mặt hàng giá cá tra, đầu năm giá chỉ 20.000 đồng/kg, nhưng hiện nay, mức giá mặt hàng này lên 28.000 đồng- 30.000 đồng/kg, tăng 1,5 lần...

Hiện các yếu tố nguyên liệu đầu vào cùng chi phí vận chuyển, bao bì, vật tư, chi phí điện nước… đều chưa có dấu hiệu giảm, nên nhiều mặt hàng thực phẩm khó có thể giảm giá ngay.

Bên cạnh đó, sau 2 năm đại dịch, ngành thực phẩm và chế biến thực phẩm đang bị tác động nặng nề về nguồn cung ứng. Trong nước, ngành nông nghiệp Việt Nam đang nỗ lực khôi phục nhưng chưa thể về được trạng thái như trước dịch, vì thế một số nguyên liệu vẫn còn thiếu và giá bán cao theo quy luật cung cầu.

Việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá của Chính phủ sẽ giảm áp lực tăng giá hàng hóa hiệu quả, thị trường tiến tới tự điều chỉnh về mức hợp lý để có thể bình ổn trong những tháng cuối năm. Các doanh nghiệp kỳ vọng trước mắt các mặt hàng tươi sống, những nông sản, thực phẩm có vòng đời sản xuất, nuôi trồng ngắn có điều kiện giảm ngay, giúp giảm giá thành một số sản phẩm chế biến, giảm sức ép về giá cả cho người tiêu dùng.