“Sửa” để đáp ứng thực tiễn phát triển
Nhiều ý kiến đồng thuận rằng,ựthảoNghịđịnhNhiềuđiểmvướngcốtlõisẽđượchóagiảkết quả bóng đá giải bồ đào nha Nghị định 58/2012/NĐ-CP đã giúp cho hoạt động của tổ chức phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay, Nghị định 58 đã bộc lộ một số hạn chế từ thực tiễn phát triển của TTCK.
Theo đó, về chào bán chứng khoán, Nghị định 58 còn thiếu quy định hướng dẫn chào bán đối với trường hợp chủ sở hữu nhà nước (bao gồm cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước) thực hiện bán phần vốn nhà nước nắm giữ ra công chúng; hoặc chào bán ra công chúng cho các cổ đông chiến lược trong cùng đợt chào bán, chưa có quy định liên quan tới tỷ lệ vốn tối thiểu huy động của đợt chào bán....; quy định về chào bán riêng lẻ cũng cần chỉnh sửa theo hướng cụ thể, chặt chẽ hơn và để thống nhất với các quy định mới tại Luật Doanh nghiệp 2014….
Hoặc về niêm yết, giao dịch chứng khoán, một số quy định hiện nay chưa bao quát hết các trường hợp như quy định về các loại chứng khoán niêm yết, về các chức danh phải cam kết nắm giữ cổ phiếu khi đăng ký niêm yết... Ngoài ra, quy định về giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng cần xem xét để tạo điều kiện cho hoạt động quản lý, cũng như giao dịch của người sở hữu chứng khoán.
Bên cạnh đó, về tổ chức và kinh doanh chứng khoán, hiện tại chưa có hướng dẫn về trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán; quy định về tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt Nam chưa thực sự đáp ứng yêu cầu theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Dự thảo Nghị định 58 khi ban hành sẽ tăng tính minh bạc hóa thông tin trên TTCK. Ảnh: Duy Thái |
Đặc biệt, các quy định về tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam cũng cần được quy định chi tiết tại văn bản của Chính phủ, nhằm đảm bảo thẩm quyền ban hành văn bản cũng như tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tham gia đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam và đảm bảo phù hợp với Luật đầu tư mới được ban hành.
Do vậy, để tạo cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn cho hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh chứng khoán, hoạt động của công ty đại chúng và thu hút đầu tư thì việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 58 là thật sự cần thiết.
Mở room cho khối ngoại đã được đề cập…
Tại Dự thảo, những vấn đề cốt lõi chưa được “hóa giải” đã được để xuất bổ sung, sửa đổi. Theo đó, ngoài những quy định cụ thể như phát hành riêng lẻ, phát hành ra công chúng… nhằm nâng cao hơn nữa tính minh bạch hóa thông tin trên TTCK và bảo vệ lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông thiểu số; hoặc có tính chất bổ sung, tổng hợp lại các văn bản pháp lý đã ban hành trước đó;…
Theo một báo cáo đặc biệt vừa mới phát hành, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) cho rằng, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58, đã tập trung vào 2 nhóm vấn đề trọng yếu, có ảnh hưởng lớn đến TTCK.
Theo đó, quy định mới về “mở room” cho nhà đầu tư nước ngoài là một điểm quan trọng đã được dự thảo đề cập. Theo đó, tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng hơn tỷ lệ sở hữu tối đa hiện hành, được chia thành từng nhóm cụ thể.
“Điểm đáng lưu ý là dự thảo nghị định này cho phép nhà đầu tư có vốn nước ngoài được tham gia không hạn chế mua cổ phần, hoặc góp vốn cổ phần sở hữu tại các công ty chứng khoán (quy định trước đây tối đa là 49%). Theo đó, nếu dự thảo Nghị định được thông qua thì các công ty chứng khoán sẽ được mở room ngay cho các nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng một số quy định chuyên ngành tại dự thảo Nghị định”, BSC đánh giá.
Công ty này cho rằng, với diễn biến tăng trưởng kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, mặt bằng lãi suất liên tục giảm, tỷ giá hối đoái được giữ vững trong những năm qua; chính sách điều hành của Chính phủ khá nhất quán và thông suốt, nhiều cơ hội của nền kinh tế được mở ra, dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài sẽ đổ mạnh vào TTCK để lấp đầy tỷ lệ sở hữu, trước mắt là tại các công ty đã niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tập trung, tiếp đến là các công ty đại chúng chưa niêm yết và các công ty cổ phần hoạt động tốt, hiệu quả.
Riêng đối với các công ty chứng khoán, trường hợp dự thảo Nghị định này có hiệu lực, hệ thống các công ty chứng khoán sẽ có những bước tái cấu trúc mạnh mẽ, gia tăng năng lực cạnh tranh trên TTCK và thị trường vốn trong vòng 3-5 năm tới.
Nhóm vấn đề thứ 2 được BSC nhấn mạnh là việc thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch UPCOM. Theo đó, dự thảo đã quy định cụ thể đối với hai nhóm đối tượng: Tất cả các công ty, không ngoại trừ DNNN được cổ phần, ngay sau khi thực hiện IPO phải đăng ký giao dịch chứng khoán trên sàn UPCOM trong vòng 30 ngày; và tất cả các công ty đại chúng phải thực hiện đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM hoặc niêm yết trước mới được thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
Với những quy định này, trước mắt sẽ gia tăng sự minh bạch cho các cuộc IPO, tạo cơ hội gia tăng thanh khoản cho các cổ phiếu mà các nhà đầu tư tham gia các đợt IPO, qua đó sẽ thúc đẩy được nhanh và mạnh tiến trình tái cấu trúc DNNN thông qua qua trình cổ phần hóa thành công với sự tham gia của đa dạng các nhà đầu tư. Đồng thời, TTCK được bổ sung nhiều hàng hóa có chất lượng, góp phần phát triển quy mô và chất lượng hàng hóa chứng khoán trên thị trường. “Đây là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư lớn trên thị trường quốc tế tham gia trên TTCK Việt Nam”, BSC đánh giá./.
D.T