88Point

Những năm gần đây, đời sống của bà con Khmer Cà Mau không ngừng khởi sắc. Các chính sách hỗ trợ của lịch c1 châu âu

【lịch c1 châu âu】Đầm ấm Tết Chôl Chnăm Thmây

Báo Cà MauNhững năm gần đây, đời sống của bà con Khmer Cà Mau không ngừng khởi sắc. Các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer phát triển, giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể.

Những năm gần đây, đời sống của bà con Khmer Cà Mau không ngừng khởi sắc. Các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer phát triển, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây  năm nay, lại có thêm nhiều hộ Khmer nghèo trong tỉnh đón Tết trong ngôi nhà mới. Niềm hân hoan, hạnh phúc hiện rõ trong từng nụ cười và ánh mắt, bởi từ đây, họ đã thật sự có mái ấm vững chắc để chống chọi với mưa bão, an tâm lao động, quyết tâm thoát nghèo.

Chị Kim Thuỳ Trang, Ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, vui vẻ nói: “Tôi mới mở cái quán nhỏ này được vài ngày, bán kem, trà sữa cho tụi nhỏ trong xóm. Tiện thể sắm thêm cái tủ đá, làm kệ bán tạp hoá lặt vặt phục vụ bà con. Có đồng ra đồng vô cũng phụ đỡ được bữa cơm”.

Được hỗ trợ nhà ở, cùng ý thức vươn lên, chị Kim Thuỳ Trang nay đã có cuộc sống ổn định và đón Tết cổ truyền đầm ấm

Trong ngôi nhà còn thơm mùi sơn mới, được lát gạch sáng bóng, bày trí gọn ghẽ, một góc để làm quán nước, bán buôn; còn có hẳn phòng ngủ, bếp ăn, nhà vệ sinh tự hoại, có điện, nước sinh hoạt đầy đủ… Chị Trang cho biết, ở khu tái định cư này có đến 83 hộ dân tộc Khmer thuộc các xã: Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Hồ Thị Kỷ và Tân Phú cũng có được ngôi nhà đẹp. Nhà được cất theo mẫu chung, khởi công xây dựng đồng loạt, với tổng số tiền hỗ trợ 45 triệu đồng/căn.

Chỉ tay về dãy nhà đối diện có đến 4 căn cất dang dở, chị Trang phân trần, có nhà, hộ nào cũng mừng. Mới đầu, định lát gạch tàu, cất theo mẫu, đủ số tiền hỗ trợ. Nhưng khi biết, nếu tự thân, hộ dân có thể xây cất dài hơn quy định để đảm bảo nhu cầu gia đình. Thế là, một số hộ quyết tâm tích góp thêm để mái ấm vững chắc hơn, tiện nghi hơn, nên tới nay chưa vào ở. 

“Như tôi đây, hồi đó sống nhờ trên đất mẹ ruột, không đất đai làm ăn, phải đi lột tôm, đi làm mướn. Khi hay tin được xét cấp đất ở, có hỗ trợ xây nhà, vợ chồng dốc sức gom góp cất nhà, đầu tư thêm nghề bán buôn như vầy”, chị Thuỳ Trang chia sẻ.

Chị Chanh Thị Thuôl, hàng xóm chị Trang, tiếp lời: “Hồi đó chịu cảnh ở trọ, nay chỗ này, mai chỗ khác, phải lo cái ăn từng ngày, thành ra nghèo suốt. Nhà nước cho mình chuyện ở, giờ chỉ lo cái ăn, thì ráng làm để sau này con cái mạnh giỏi, ăn học thành tài. Năm nay, bà con khu này ăn Tết cổ truyền đề huề hơn, nhà nhà tất bật sửa sang bàn thờ, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị làm bánh, đồ cúng lễ… phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng chùa”.

Theo ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ/TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng chính phủ, đến nay, toàn tỉnh có 230 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ giải quyết đất ở, với tổng nguồn vốn hơn 7,5 tỷ đồng. Trong quý I/2016, Ban Dân tộc tỉnh đã trình UBND xem xét phê duyệt kế hoạch phân bổ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho 11 xã và 35 ấp đặc biệt khó khăn, với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng. Theo đó, trong năm, các địa phương tiếp tục triển khai nhiều công trình đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất cho các ấp, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới từ các chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, mục tiêu quốc gia giảm nghèo… Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác huy động và lồng ghép các nguồn lực để thực hiện tốt việc đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Với chị Trần Thị Màu, Ấp 7, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Tết cổ truyền năm nay là cái Tết an vui, sung túc và hạnh phúc nhất, vì được đón Tết trong ngôi nhà kiên cố. Đặc biệt hơn, chị là hộ dân tộc Khmer thoát nghèo tiêu biểu của huyện, được mời dự họp mặt kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành công tác dân tộc và mừng Tết Chôl Chnăm Thmây do tỉnh tổ chức.

Theo chị Màu, gia đình thoát nghèo năm 2014, kể từ đó, vợ chồng chị chí thú làm ăn, tích góp từ buôn bán nhỏ, đặt rượu, nuôi heo, quyết không tái nghèo. Đầu năm 2016, anh chị “đập heo”, dời từ mé sông lên con lộ nhựa mới làm để cất nhà, mở quán, chồng chị có thêm nghề xe ôm.

“Đều nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, cùng sự hỗ trợ vốn vay, định hướng làm ăn của hội phụ nữ xã đối với hộ dân tộc Khmer nghèo như tôi. Đây là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần rất lớn để vợ chồng tôi hăng hái lao động sản xuất, cuộc sống khá giả hơn”, chị Màu chia sẻ.

Ông Trà Ngọc Hoắng, Bí thư Chi bộ Ấp 8, xã Nguyễn Phích, phấn khởi, có được không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2016 vui tươi, ấm cúng là nhờ sự tích cực nỗ lực phấn đấu tăng gia sản xuất của từng hộ gia đình đồng bào dân tộc. Cùng với đó là sự quan tâm đầu tư, chăm lo, tạo điều kiện rất lớn của Đảng, Nhà nước thông qua nhiều chủ trương, chính sách đặc biệt dành cho đồng bào dân tộc thời gian qua. Thanh niên, phụ nữ ở ấp không có điều kiện làm ăn thì đi làm công ty, xí nghiệp ngoài tỉnh, thu nhập có dư gửi về giúp gia đình giảm nghèo. Vì vậy mà Ấp 8  là ấp đầu tiên của xã được công nhận ấp văn hoá./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap