Tại dự thảo lần 4 của Luật Trật tự,đưađónhọcsinhcómàusơnriêngđăngkiểmđượckhôthứ hạng của young boys an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất "Xe đưa đón học sinh phải có thiết bị đèn cảnh báo hoặc đăng ký màu sơn để nhận diện".
Cụ thể, tại Điều 46 trong dự thảo Luật yêu cầu xe đưa đón học sinh phải đáp ứng hai yêu cầu.
Thứ nhất, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, có niên hạn sử dụng không quá 15 năm, có thiết bị đèn cảnh báo hoặc đăng ký màu sơn để nhận diện.
Thứ hai, ô tô sử dụng để đưa đón học sinh tiểu học hoặc mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc phải sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi học sinh, kính xe đảm bảo có thể quan sát rõ phía trong xe từ bên ngoài.
Đề xuất trên được đánh giá là chặt chẽ, cụ thể hơn khi tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa có điều khoản quy định riêng đối với ô tô đưa đón học sinh.
Cụ thể, tại Điều 66 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô chia thành 5 loại hình, gồm: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi; kinh doanh vận tải khách du lịch và kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Trao đổi với phóng viên, một chuyên viên Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, liên quan tới quy định màu sơn của xe, theo quy định hiện hành, đăng kiểm viên thực hiện theo giấy đăng ký của xe.
Nghĩa là trong hồ sơ đăng ký xe do công an cấp có các thông số: loại phương tiện, số khung, số máy, màu sơn... Khi kiểm định phương tiện, đăng kiểm viên căn cứ trên hồ sơ để thực hiện. Nếu màu sơn không đúng như đăng ký ban đầu trong hồ sơ thì không đạt.
Trong trường hợp muốn thay màu sơn xe, chủ phương tiện phải tới cơ quan công an làm lại đăng ký xe.
Bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất của Bộ Công an, TS. Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, ở một số nước ô tô chở học sinh có hình dạng khác biệt, nhìn thấy ngay.
“Ở Việt Nam do nhiều yếu tố chưa thể có được những xe như thế thì việc sử dụng màu sơn cho các xe thông dụng cũng là cách để nhận dạng xe chở học sinh.
Tôi e rằng những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xe đưa đón học sinh chưa chắc sẽ ủng hộ đề xuất này. Nhưng để phục vụ cho các nhà trường, đặc biệt cho các học sinh, tôi mong muốn nó phải chuyên nghiệp.
Do đó tôi ủng hộ phương án này dù tốn kém hơn một chút nhưng nên làm”, TS. Nguyễn Văn Hòa bày tỏ.
Theo TS. Nguyễn Văn Hòa, việc xe chở học sinh có màu sơn riêng là thuận lợi trong quá trình lưu thông, nếu xảy ra sự cố sẽ nhận được hỗ trợ. Ông cũng kiến nghị thành phố nên ưu tiên xe chở học sinh vào một số ngõ, phố lâu nay cấm tất cả ô tô từ 16 chỗ đi vào.
Hoạt động đưa đón học sinh bằng ô tô đã khá phổ biến tại các thành phố lớn ở nước ta. Thực tế, đã xảy ra một số vụ học sinh bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón, trong đó có trường hợp trẻ không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, các quy định về hoạt động này mới chỉ dừng ở các thông tư hướng dẫn.
Tháng 7 vừa qua, tại dự thảo Luật Đường bộ do Bộ GTVT soạn thảo cũng đã quy định cụ thể về hoạt động đưa đón học sinh bằng xe ô tô, giải quyết được mối quan tâm của dư luận xã hội trong việc bảo vệ trẻ em – đối tượng yếu thế tham gia giao thông.
Trong đó, dự thảo Luật Đường bộ cũng đưa ra quy định về màu sơn đối với xe chở học sinh. Tuy nhiên, sau khi nhận được nhiều ý kiến góp ý, nội dung này đã được rút ra trước khi trình Bộ Tư pháp thẩm định.
Ô tô đưa đón học sinh phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩnDự thảo Luật Đường bộ đưa ra những quy định với ô tô đưa đón học sinh như: Niên hạn sử dụng không quá 15 năm; có đèn cảnh báo hoặc đăng ký màu sơn để nhận diện; kính xe đảm bảo có thể quan sát rõ phía trong xe từ bên ngoài…