88Point

Nhiều ý kiến xung quanh việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêmDự thảo luật Lao động sửa đổi: Doa trực tiêp bóng đa

【trực tiêp bóng đa】Quy định làm thêm giờ trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp dễ phạm luật

quy dinh lam them gio trong du thao bo luat lao dong sua doi doanh nghiep de pham luatNhiều ý kiến xung quanh việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm
quy dinh lam them gio trong du thao bo luat lao dong sua doi doanh nghiep de pham luatDự thảo luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp vẫn muốn tăng mạnh số giờ làm thêm
quy dinh lam them gio trong du thao bo luat lao dong sua doi doanh nghiep de pham luatSửa Luật Lao động: Doanh nghiệp mong được “bình đẳng” với người lao động
quy dinh lam them gio trong du thao bo luat lao dong sua doi doanh nghiep de pham luat“Nóng” với đề xuất tăng giờ làm thêm và tăng tuổi nghỉ hưu
quy dinh lam them gio trong du thao bo luat lao dong sua doi doanh nghiep de pham luat
Mức trần làm thêm giờ không hợp lý với 3 khung trần,địnhlàmthêmgiờtrongdựthảoBộluậtLaođộngsửađổiDoanhnghiệpdễphạmluậtrực tiêp bóng đa theo tuần, theo tháng, theo năm đang khiến doanh nghiệp chịu cảnh 1 cổ 3 tròng. Ảnh: Hương Dịu.

Giảm khả năng cạnh tranh

Đánh giá về quy định của Bộ luật Lao động hiện hành về số giờ làm thêm, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho rằng mức trần làm thêm giờ không hợp lý với 3 khung trần, theo tuần, theo tháng, theo năm đang khiến doanh nghiệp chịu cảnh 1 cổ 3 tròng, tăng gánh nặng cho doanh nghiệp và triệt tiêu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Không tuyển được lao động nhưng cũng không được làm thêm giờ quá khung trần để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh chính là thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay. Theo ông Mikanao Tanaka, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), để có thể tuyển dụng vừa đủ số lao động đã nghỉ việc thôi đã rất khó khăn, do đó, chúng tôi luôn ở trong tình trạng buộc phải làm thêm giờ để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt đủ đơn hàng. Đặc biệt hiện nay doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó các doanh nghiệp đều không đủ tiền đầu tư cho các thiết bị máy móc công nghệ cao để nâng cao được năng suất lao động, hiện Việt Nam vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào sức lao động. Làm thêm giờ không chỉ chú trọng đến lợi ích của doanh nghiệp gia tăng quyền lợi cho người lao động mà bản thân các doanh nghiệp Nhật Bản cũng luôn chú trọng, đảm bảo sức khỏe cho người lao động khi làm thêm giờ.

Ông Trương Văn Cẩm, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, nếu tiếp tục quy định về mức trần giờ làm thêm theo tuần, tháng… thì sẽ có tới 82% doanh nghiệp vi phạm về giờ làm thêm. Điều này khiến khách hàng đánh giá chúng ta vi phạm và cắt đơn hàng.

“Tại luật hiện hành, việc quy định giờ làm thêm 300 giờ/năm với chúng tôi đã là khó, nay có cả quy định về giờ làm thêm theo tháng hết sức ngặt nghèo. Luật để phục vụ doanh nghiệp chứ không phải làm ra để doanh nghiệp bị cắt hết hợp đồng. Ngoài ra, việc yêu cầu trả lương làm thêm giờ lũy tiến đối với giờ thứ 3, thứ 4 là không phù hợp với thực tiễn. Đối với doanh nghiệp, không thể thống kê sản phẩm vào giờ thứ 3, giờ thứ 4 là bao nhiêu để tính lương cho người lao động, mà sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể làm được điều này”, ông Trương Văn Cẩm cho biết thêm.

Ngành nghề có tính thời vụ sẽ khó khăn

Điểm chung giữa các hiệp hội tại Việt Nam như Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đều là những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn và đều mang tính mùa vụ. Đơn cử như đối với ngành dệt may, da giày có đặc thù sản xuất vào cuối năm (sản xuất nhiều khoảng 5 đến 6 tháng/năm). Đây là một thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản thì đa phần phụ thuộc yếu tố mùa vụ, bao gồm cả mùa vụ nguyên liệu và mùa vụ đơn hàng.

Theo VASEP, các nguyên liệu thủy sản đều có mùa vụ sản xuất, thu hoạch, còn các khách hàng EU, Nhật, Mỹ hay đặt hàng nhiều vào cuối Hè và mùa Thu (thường từ cuối tháng 6 đến tháng 10 hàng năm) để chuẩn bị hàng cho lễ Tạ ơn và lễ Noel, năm mới... Bởi mang đặc thù mùa vụ nên doanh nghiệp có rất ít thời gian khai thác tối đa lợi nhuận. Vào thời điểm mùa vụ là lúc cần tận dụng tối đa thời gian làm thêm giờ để khai thác tối đa hoạt động sản xuất của mình. Đây cũng là lúc ngưởi lao động làm việc có cơ hội để tăng thu nhập lo trang trải cho cuộc sống vào những thời điểm không có việc để làm. Nhưng theo dự thảo lần này, quy định về giới hạn giờ làm thêm không đáp ứng được mong muốn đó, doanh nghiệp không đáp ứng được đơn hàng để xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia về kim ngạch xuất khẩu và cả lợi ích của người lao động khi chính bản thân họ đều có nhu cầu được làm thêm giờ để tăng thu nhập trong thời điểm đó.

Cũng theo VASEP, ngoài thời gian sản xuất trọng tâm, quãng thời gian còn lại người lao động hầu như không có hoặc rất ít việc để làm. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn thực hiện nghĩa vụ trả lương đầy đủ để đảm bảo trách nhiệm an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động. Với hàng loạt các áp lực trên, nếu giữ nguyên cơ chế theo quy định của dự thảo, rất có thể nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa vì không còn đủ vốn để tiếp tục hoạt động.

“Để doanh nghiệp Việt Nam không bị ‘chết’ trên chính ‘sân nhà’ bởi những quy định khắt khe của dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung một số quy định trong dự thảo mới sao cho phù hợp với đặc thù mùa vụ của một số ngành sản xuất và xuất khẩu hàng hóa quan trọng hiện nay góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế”, VASEP kiến nghị.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Bản thân người lao động cũng muốn tăng giờ làm thêm và sẵn sàng làm thêm. Nhưng nếu áp quy định tại dự thảo luật như hiện nay thì với thực tế này, doanh nghiệp Việt sẽ đối mặt vi phạm quy định và các đối tác huỷ hợp đồng. Vì vậy, tư duy làm luật phải đảm bảo tôn trọng quyền có việc làm và làm thêm của người lao động. Đồng thời, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng sự thoả thuận tự nguyện của lao động và người sử dụng lao động trong thị trường lao động.

Có một số doanh nghiệp lợi dụng việc tăng giờ làm thêm nhưng đây là số rất ít. Không thể vì một người đau mà bắt cả làng uống thuốc. Không thể vì một số nhỏ doanh nghiệp lợi dụng mà bó buộc tất cả doanh nghiệp. Theo tôi, với mọi nền kinh tế thì quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động phải thống nhất với nhau. Cộng đồng doanh nghiệp quan ngại với những văn bản được đưa ra trước đó khi đứng quá nhiều về phía người lao động. Nếu giảm giờ làm thì thu nhập của người lao động sẽ giảm đi. Tiền lương giảm đi thì người lao động vẫn buộc phải làm thêm những công việc khác, đó là nhu cầu chính đáng và họ vẫn có sức khoẻ, có thời gian.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Hiệp hội Điện tử Việt Nam:

Tôi cho rằng cần thay đổi cách tiếp cận xây dựng Bộ luật Lao động theo hướng mối quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động là cộng sinh, cùng hội cùng thuyền làm kinh tế, chứ không có chuyện chủ sử dụng bóc lột người lao động, không phải người lao động là yếu thế, chủ sử dụng ở thế mạnh. Quan điểm đối đầu thì không thể xây dựng được chính sách hài hòa.

Thực tế hiện nay của ngành điện tử cho thấy, có thể tổng số giờ lao động thực tế của lao động trong một năm chưa chắc đã đủ 48 giờ/tuần, người lao động phải nghỉ vì không có việc, nhưng trái lại có những thời điểm mùa vụ người lao động lại làm vượt mức 48 giờ/tuần. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị không giới hạn giờ làm thêm theo tuần và theo tháng mà chỉ quy định theo năm để gỡ vưỡng cho các doanh nghiệp.

Liên quan đến cách tính lương theo làm thêm giờ, chúng tôi cho rằng nên giữ nguyên hiện tại bởi theo cách tính hiện nay đã là lương lũy tiến. Cụ thể làm thêm giờ ngày thường được tính 150%, ngày nghỉ 200%, lễ tết 300% nên chúng tôi đề xuất giữ nguyên, không tính lũy kế bởi sẽ dẫn đến tình trạng không nâng cao được năng suất lao động, người lao động kéo dài thời giờ làm thêm để được tính thêm tiền.

X.T (ghi)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap