Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (mã CK: SGC) và Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi,đạigiaquotbánhphồngtômtănglãigấprưỡnữ chelsea hai doanh nghiệp đứng đầu về thị phần tiêu thụ bánh phồng tôm trong nước và xuất khẩu, vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019.
Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về thị phần bánh phồng tôm nội địa, Sa Giang thu về gần 228 tỷ đồng doanh thu trong 9 tháng đầu năm, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước, với lợi nhuận trước thuế gần 27 tỷ đồng, tăng 47%. Trong cơ cấu hoạt động, gần 80% doanh thu của Sa Giang đến từ bánh phồng tôm, với bình quân mỗi ngày thu về hơn 840 triệu đồng.
Cùng là doanh nghiệp có gốc gác từ Đồng Tháp như Sa Giang, Bích Chi hoạt động chính cũng là sản xuất các sản phẩm từ gạo, với tỷ trọng lớn nhất là xuất khẩu bánh phồng tôm. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty này thu về 384 tỷ doanh thu thuần, với lợi nhuận trước thuế hơn 55 tỷ đồng, tăng 45%. Bình quân mỗi ngày Bích Chi thu về hơn 1,4 tỷ đồng doanh thu.
Bánh phồng tôm là mặt hàng chủ lực của cả Sa Giang và Bích Chi. |
Báo cáo tại phiên họp thường niên đầu năm, ban lãnh đạo Sa Giang đặt kế hoạch tiêu thụ 7.300 tấn bánh phồng tôm và 1.200 tấn các sản phẩm từ gạo như hủ tiếu, bún phở. Trước đó, năm 2018, công ty này đặt kế hoạch tiêu thụ 7.900 tấn bánh phồng tôm và 1.000 tấn các sản phẩm từ gạo nhưng hết năm hoàn thành chưa tới 90%. Cả doanh thu và lợi nhuận năm trước đều không đạt kế hoạch.
Theo ban lãnh đạo Sa Giang, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng năm 2018, kéo theo kết quả kinh doanh không như kỳ vọng, là do giá nguyên liệu tăng quá cao. Các nguyên liệu chính đều tăng trên 20%, trong khi Sa Giang chỉ điều chỉnh giá bán tăng từ 3% đến 7% với sản phẩm bánh phồng tôm, khiến biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng của MSB tăng 267% | |
OCB đã đạt gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng | |
Coteccons: Ngành xây dựng gặp khó, lợi nhuận quý 3 giảm sâu 65% |
Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm nay, biên lợi nhuận gộp của công ty này đã tăng lên ngưỡng 20%, so với mức hơn 17% cùng giai đoạn năm 2018.
Tương tự như Sa Giang, động lực tăng trưởng chính của Bích Chi cũng đến từ sự phục hồi của hiệu suất kinh doanh, với sự cải thiện của biên lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này đạt tới 25,6%, so với mức 22,7% cùng giai đoạn năm trước.
Theo báo cáo thường niên năm 2018, Bích Chi cũng liệt kê một loạt khó khăn như Sa Giang liên quan đến vấn đề giá nguyên liệu đầu vào tăng quá cao. Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng của giá vốn, một khó khăn khác với công ty này là sự thiếu hụt lao động. Lĩnh vực thủy sản tăng nóng trở lại, trong khi làn sóng xuất khẩu lao động nước ngoài sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan tăng cao khiến công ty này không tìm đủ lượng lao động cần thiết.
Năm 2019, Bích Chi đặt mục tiêu doanh thu trong khoảng 480 đến 540 tỷ đồng, lợi nhuận từ 42 đến 50 tỷ, xấp xỉ con số thực hiện năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty này mới hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu nhưng đã vượt chỉ tiêu về lợi nhuận cả năm.