Einstein House liên kết với Nhà xuất bản Dân trí ra mắt cuốn sách Những lá thư gửi nhà cải cách giáo dục trẻ,êngiaMỹđưaralờikhuyênvềcảicáchgiáodụkết quả góc được chắp bút bởi Frederick M. Hess - nhà giáo dục, nhà khoa học chính trị và tác giả người Mỹ.
Ông là Giám đốc nghiên cứu chính sách giáo dục tại Viện Doanh nghiệp Mỹ. Với vốn hiểu biết và kinh nghiệm 25 năm làm việc trong lĩnh vực cải cách trường học, ý kiến của ông luôn được lắng nghe khi Mỹ đưa ra nhiều chương trình giáo dục mới.
Được trình bày dưới dạng những lá thư, nội dung cuốn sách không đao to búa lớn mà nhẹ nhàng, chân thành như những tâm tư, nguyện vọng được gửi gắm. Các bài học hay lời nhắn gửi không sáo rỗng, lý thuyết mà thực tế, dễ hiểu.
Theo tác giả, cải cách giáo dục là tạo ra những con người làm chủ tương lai của xã hội. Vì thế, cải cách giáo dục khó hơn các cuộc cải cách khác, đòi hỏi những kinh nghiệm của đời sống tương lai. Cải cách giáo dục nên bắt nguồn từ việc cải cách “tư duy giáo dục”.
“Cải cách giáo dục như những cơn lốc liên tục không ngừng, khiến các nhà giáo dục kiệt sức và hoài nghi. Các giáo viên đã học được cách từ chối những thay đổi và tự nhủ, rồi cũng sẽ qua đi thôi” - trích trongNhững lá thư gửi nhà cải cách giáo dục trẻ.
Gần đây, ở Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc cải cách giáo dục. Đây cũng là chủ đề nóng trên các trang báo và mạng xã hội: "Tại sao phải cải cách? Các biện pháp thực thi cải cách giáo dục Việt Nam còn ưu khuyết nào cần phát huy và giải quyết?".
Những lá thư gửi nhà cải cách giáo dục trẻ, dù khai thác thực tế của nền giáo dục Mỹ, nhưng không ít phần trong cuốn sách cũng là vấn đề nổi cộm hoặc cần chú ý đối với các nhà cải cách giáo dục nói chung.
Cuộc cách mạng 4.0 và giáo dục khai phóng kiểu MỹCuốn sách 'Làn sóng thứ 5 - Giáo dục khai phóng kiểu Mỹ' của tác giả Michael M. Crow và William B. Dabars được đúc kết từ nhiều lĩnh vực như thiết kế, kinh tế, công nghệ, xã hội học... dành cho độc giả quan tâm đến tương lai của giáo dục đại học.