【kêt qua bong đá hôm nay】Ổn định mía cuối vụ
Hiện nay,Ổnđịnhmacuốivụkêt qua bong đá hôm nay nông dân trên địa bàn tỉnh bước vào giai đoạn thu hoạch cuối của vụ mía 2016-2017 với giá bán không nhiều thay đổi lớn so với đầu vụ. Thế nhưng, áp lực nhân công và giá thuê đốn mía vẫn là nỗi trăn trở trong lúc này.
Nông dân thành phố Vị Thanh thu hoạch mía cuối vụ an tâm khi giá bán ổn định.
Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, sau hơn 3 tháng vào vụ, hiện nông dân tại các vùng mía của tỉnh như: huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh đã thu hoạch gần 10.000ha trong tổng số gần 10.800ha xuống giống. Những nơi mía chưa đốn trong lúc này chủ yếu tập trung ở thành phố Vị Thanh, với một số giống chủ lực như: K88-92, Suphan Buri 7, ROC 16. Vào thời điểm này, thương lái thu mua tại các rẫy mía ở thành phố Vị Thanh có giá dao động từ 800-900 đồng/kg, riêng những rẫy mía không đẹp thì giá còn 750 đồng/kg; năng suất đạt từ 110-112 tấn/công.
Vừa bán xong 5 công mía, với hai loại giống là K88-92 và Suphan Buri 7, với giá 900 đồng/kg, anh Nguyễn Thanh Xuân, nông dân ở ấp Mỹ 1, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Do điều kiện tự nhiên nên vùng đất nơi đây thường xuống giống mía trễ và thu hoạch rơi vào thời điểm cuối vụ. Có năm bán mía cũng bị rớt giá, có năm thì được giá (năm rồi bán 1.100 đồng/kg) so với đầu vụ. Riêng năm nay thì giá cả tương đối bình ổn chứ không có chênh lệch nhiều so với thời điểm mới khởi động đốn mía. Với năng suất mía đạt gần 12 tấn/công, cộng mức giá trên thì sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình cũng có được một phần lợi nhuận.
Đang cân 8 công mía vừa thu hoạch cho thương lái, với các giống như Suphan Buri 7, K88-92, giá bán 900 đồng/kg, ông Nguyễn Văn Quốc, ở ấp Mỹ 1, xã Hỏa Lựu, cho hay: “Qua nắm bắt từ phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết thị trường giá đường năm nay không mấy khả quan khi giảm hơn năm rồi. Thế nhưng, nhà máy đường ổn định giá thu mua mía cho nông dân thế này theo hợp đồng bao tiêu được ký trước khi vào vụ thu hoạch là mừng rồi. Mong rằng, mức giá này tiếp tục được duy trì đến thời điểm bà con đốn mía xong hết. Trường hợp giảm nữa sẽ có nhiều hộ gặp khó khăn vì không kiếm được nguồn lợi nhuận do nhiều khoản chi phí khác tăng”.
Chia sẻ về tình hình thị trường đường hiện nay, lãnh đạo Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho biết mặc dù gần cận Tết Dương lịch nhưng hiện tình hình tiêu thụ đường vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thời điểm mới bắt đầu vụ ép (cuối tháng 9). Trong đó, giá đường vẫn ở mức thấp từ 13.000-13.500 đồng/kg. Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Casuco, cho biết: Hiện toàn công ty ép được 440.000 tấn mía, trong đó 2 vùng mía của Hậu Giang là huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy đã thu hoạch dứt điểm, chỉ còn một phần ít của thành phố Vị Thanh và dự kiến cũng sẽ đốn dứt điểm trong tháng 12 này. Vào thời điểm này, mía nguyên liệu về 2 nhà máy đường thuộc Casuco là Xí nghiệp đường Vị Thanh và Nhà máy đường Phụng Hiệp chủ yếu ở ngoài tỉnh. Về tình hình giá thu mua tại các nhà máy đường trên vẫn không có nhiều thay đổi so với đầu vụ. Cụ thể, tại cầu cảng Nhà máy đường Phụng Hiệp là 930 đồng/kg, mía 10 chữ đường (CCS); tại cầu cảng Xí nghiệp đường Vị Thanh là 960 đồng/kg, mía 10 CCS (nếu tăng 1 CCS được cộng thêm 10 đồng, còn giảm 1 CCS sẽ bị trừ 7 đồng). Tuy nhiên, do đường vận chuyển gần nên giá thu mía của nông dân ở thành phố Vị Thanh thấp hơn chút ít so với vùng mía huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy.
Nếu như giá mía đang ổn định đã phần nào giúp cho nông dân ở thành phố Vị Thanh thu hoạch mía cuối vụ cảm thấy an tâm thì đổi lại tình hình nhân công đốn mía ngày một khan hiếm, ngay cả khi diện tích còn lại không là bao và không bị áp lực gì nhiều phải dồn công. Từ đó, khiến giá thuê luôn ở mức cao và tăng mạnh so với cùng kỳ. Đây cũng là yếu tố quan trọng làm cho nguồn lợi nhuận của người trồng mía không được như mong muốn trong vụ mía này. Ông Trần Văn Sang, ở ấp Mỹ Hiệp 2, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Nếu như năm rồi, giá thuê đốn mía là 150.000 đồng/tấn thì năm nay tăng lên 170.000-200.000 đồng/tấn, tùy theo đường vận chuyển mía từ rẫy ra ngoài bãi cân xa hay gần. Do không có nhân công nên bà con không còn cách nào khác là phải bóp bụng trả với mức giá trên”.
Tình trạng khan hiếm nhân công, giá thuê tăng cao không chỉ xảy ra ở vùng mía thành phố Vị Thanh, mà trước đó vấn đề này cũng là nỗi nhức nhối cho bà con trồng mía ở huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy. Do vậy, trước tình hình hội nhập quốc tế như hiện nay, để ngành mía đường giữ vững và nông dân an tâm gắn bó với cây mía, thiết nghĩ ngành chức năng của tỉnh và các nhà máy đường cần có giải pháp căn cơ hơn. Trong đó, ngoài nghiên cứu, khảo nghiệm và nhân rộng về giống mía chất lượng thì tính toán đến chuyện đưa cơ giới hóa vào sản xuất ở nhiều khâu hơn.
Riêng đối với nông dân cũng cần áp dụng mô hình đa dạng cây trồng (trồng xen) trên cùng diện tích canh tác ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây mía mà Casuco đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, trình diễn trong những năm qua. Đồng thời, áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng cây mía về mọi mặt, mà điển hình là phấn đấu trở thành thành viên của Câu lạc bộ (CLB) sản xuất mía đạt 200 tấn/ha/năm (CLB 200) do Casuco thành lập từ năm 2006… Qua đây, nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sự cạnh tranh trên thị trường đường và tăng lợi nhuận cho người trồng mía…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC