Công nghệ 6G được xác định là một trọng tâm trong kế hoạch phát triển nền kinh tế số mới,ôngnghệGtrọngtâmtrongkếhoạchpháttriểnkinhtếsốket quà bong da thuộc chương trình phát triển 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc . Trước đó, hồi tháng 12/2021, Cục quản lý không gian mạng nước này cũng đã ban hành một chính sách tương tự.
Công nghệ 6G, trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế số |
Kế hoạch chi tiết phát triển kinh tế số, nhấn mạnh tới công nghệ 6G, đánh dấu bước đi mới nhất của Trung Quốc trong việc duy trì vai trò dẫn đầu trong định hình phát triển công nghệ tiên tiến, tiếp nối thành công của công nghệ 5G. Trong kỷ nguyên 4G, nước này cũng dẫn đầu với một trong hai tiêu chuẩn toàn cầu trước khi bị “cấm vận”. Trung Quốc không tham gia vào cuộc đua phát triển 2G, nhưng cũng kịp công bố một trong ba chuẩn toàn cầu được công nhận cho công nghệ 3G.
Theo Cục sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc, tính tới tháng 4/2021, số lượng đăng ký sáng chế ứng dụng công nghệ di động thế hệ thứ 6 đã vượt hơn 38.000 đơn trên toàn cầu, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với hơn 30% tổng số bằng sáng chế.
Hồi đầu tháng, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Purple Mountain Laboratories, công bố kỷ lục truyền tải không dây 6G với tốc độ 206,25 Gbps trong môi trường phòng thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu được tài trợ thông qua dự án 6G đặc biệt của nhà nước, có sự phối hợp với trường Đại học Phúc Đán Thượng Hải và China Mobile, nhà mạng không dây lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành cho rằng còn phải cả thập kỷ nữa 6G mới có thể đi vào cuộc sống do thế giới vẫn chưa thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật để hỗ trợ dải tần, điều chế tín hiệu hay dạng sóng công nghệ này.
“Trên quan điểm của ngành, việc thúc đẩy phát triển 6G có một chút vội vàng. Nhưng đối với chính quyền trung ương, việc đẩy mạnh nghiên cứu chuẩn bị sớm công nghệ 6G là hoàn toàn phù hợp”, Wei Rong, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ cố vấn truyền thông chính phủ, cho biết.
Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), cơ quan chuyên môn trực thuộc Liên hợp quốc có trách nhiệm quản lý quy trình tiêu chuẩn truyền thông di động, đã mời các tổ chức bên ngoài đóng góp ý kiến đối với công nghệ 6G, theo một báo cáo đăng trên tạp chí ITU hồi tháng 9/2021.
ITU cũng cho biết họ có kế hoạch phát hành báo cáo “Tầm nhìn viễn thông di động quốc tế (IMT) sau năm 2030” vào tháng 6 tới đây, trong đó sẽ bao gồm các khuyến nghị của những tổ chức bên ngoài đã được chấp thuận. Cơ quan này kỳ vọng báo cáo sẽ “đưa ra tầm nhìn và hướng dẫn chung đối với mạng lưới 6G thời gian tới”.
Vinh Ngô(Theo SCMP)
Vì sao 6G không còn là "giấc mơ hão huyền’"?
Để "giấc mơ 6G" thành hiện thực sớm nhất có thể, ngay từ bây giờ cần bắt đầu vạch ra những bước đi vững chắc với tầm nhìn chiến lược lâu dài.