Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Zelensky bên lề Hội nghị G7 tại Hiroshima ngày 21-5 - Ảnh: TTXVN
Phiên họp "Hướng tới một thế giới hòa bình,ủtướngPhạmMinhChínhgặpTổngthốngZelenskybênlềHộinghịGmởrộnhận định santos laguna ổn định và thịnh vượng" được tổ chức ngày 21-5 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, tại cuộc gặp, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Về cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay, Thủ tướng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
Việt Nam mong các bên liên quan sớm chấm dứt xung đột, nối lại đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Thủ tướng cho biết Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các bên tìm kiếm một giải pháp hòa bình lâu dài trong vấn đề Ukraine - Ảnh: TTXVN
Thủ tướng nhấn mạnh là đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam thấu hiểu các giá trị của hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo cho nhân dân Ukraine và sẵn sàng hỗ trợ các bên tìm kiếm một giải pháp hòa bình lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên.
Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Chính phủ Ukraine đã hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine.
Theo Bộ Ngoại giao, tại cuộc gặp, Tổng thống Zelensky chia sẻ các ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, bày tỏ cảm kích trước lập trường và sự hỗ trợ nhân đạo của Việt Nam, nhất trí sẽ có các biện pháp để tăng cường quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.
Hội nghị G7 mở rộng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham dự và đóng góp của các nước đang phát triển, đồng thời đẩy mạnh quan hệ G7 với các nước này trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay có sự tham gia của 8 quốc gia, gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cook và Úc. Sáu tổ chức quốc tế gồm Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cũng được mời./. |
Theo TTO