Mục tiêu tăng trưởng 6,ôngnênquálạcquanvàotăngtrưởngkinhtếnhữngnămtớkqbd kawasaki frontale5 - 7% cả giai đoạn là thách thức lớn
Thảo luận tại hội trường sáng 27/10 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020, kế hoạch năm 2019…, một số ý kiến đề nghị không nên quá lạc quan vào triển vọng tăng trưởng, đồng thời đề ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, đảm bảo tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), tổng thể bức tranh kinh tế cho thấy, niềm tin và những động lực mới của cải cách đang được khơi dậy. Kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, doanh nghiệp (DN) thành lập mới tăng nhanh, đầu tư trong và ngoài nước được mở rộng, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong gần một thập kỷ qua. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đó thực sự là những kỳ tích.
Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng không nên quá lạc quan vào triển vọng tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Mặc dù giai đoạn 2016 - 2018, nền kinh tế tăng trưởng khả quan với tốc độ trung bình ước tính khoảng 6,57%/năm, nhưng việc đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5 - 7%/năm trong cả giai đoạn 2016 - 2020 vẫn là thách thức rất lớn.
Bởi lẽ, nền kinh tế của chúng ta hiện nay có độ mở rất cao vì thế rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. Trong bối cảnh Mỹ thắt chặt tiền tệ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và giữa các nền kinh tế lớn có nguy cơ tiếp tục leo thang, thì liệu Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 10% mỗi năm hay không và các dòng vốn đầu tư nước ngoài có tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam hay không, trong khi cả xuất khẩu và đầu tư FDI đang là các động lực chính của tăng trưởng.
Do đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị, việc xác định các mục tiêu khác như thu/chi ngân sách, nợ công… rất cần có sự thận trọng và cân nhắc kỹ, không nên dựa vào kế hoạch tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn 6,5%.
Thay đổi cách huy động và sử dụng vốn đầu tư
Trong khi đó, phân tích về động lực tăng trưởng kinh tế, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng là nguồn nhân lực, vốn đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, tri thức công nghệ, xuất khẩu ròng. Thời gian qua Chính phủ đã thành công trong khai thác, phát huy 5 yếu tố này. Tuy nhiên, chính 5 yếu tố đóng góp cho tăng trưởng này hiện đã phát sinh một số vấn đề như dư địa tài nguyên ngày càng hạn hẹp; công nghệ chậm đổi mới, chuyển giao; DN FDI chiếm phần lớn thị phần xuất khẩu; tăng năng suất lao động còn phụ thuộc nhiều vào tăng cường độ vốn; năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, kể cả ở các ngành đang là thế mạnh của Việt Nam như dệt may, du lịch, thủy sản, điện tử …
Về vốn đầu tư, dư địa về vốn có loại hạn hẹp dần, có loại cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng. Vốn ODA, vốn ưu đãi giảm dần, vốn đầu tư xã hội từ khu vực tư tăng về tỷ trọng nhưng chưa thay đổi nhiều về chất. Vốn FDI chiếm 22-25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng chưa tận dụng được hết lợi thế về chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực…
Do đó, một trong những giải pháp đại biểu đề nghị là thay đổi cách huy động và sử dụng vốn đầu tư. Đối với ngân sách và vốn vay phải tập trung vào những công trình lớn tạo sự liên kết vùng, tạo động lực tăng trưởng, đầu tư đồng bộ tránh manh mún, dàn trải. Đối với thu hút FDI không chỉ quan tâm đến số vốn đăng ký, số vốn giải ngân cần phải có những điều kiện để bảo đảm chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, đóng góp tương xứng cho ngân sách, chặt chẽ về môi trường và quyền lợi của người lao động.
Cùng ý kiến băn khoăn về động cơ tăng trưởng cho thời gian tới, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng, hiện các chính sách tác động phía tổng cầu như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ đều còn rất ít dư địa. Động lực cho tăng trưởng kinh tế tới đây chủ yếu phải trông vào các chính sách, giải pháp tác động từ phía tổng cung. Theo đại biểu, cần tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời phải có hành động cân đối nguồn lực để hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong nước.
Cùng với sự hồi phục của đầu tư công, tăng trưởng duy trì ở mức cao của đầu tư tư nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là cơ sở cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần phụ thuộc vào FDI và tăng dần tỉ trọng của khối tư nhân trong nước. Do đó, cần có sự dẫn dắt của một số tập đoàn, doanh nghiệp đầu tàu và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ để mang lại những thay đổi nhanh chóng cho nền sản xuất cũng như dịch vụ của Việt Nam, tạo nền tảng cho tăng trưởng cao và bền vững trong các năm tiếp theo.
Đề xuất giải pháp để đạt mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020, đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế để có thể áp dụng chế độ kế toán và thuế thật đơn giản, dễ áp dụng cho các DN nhỏ, siêu nhỏ như các nước đã làm. Theo đại biểu, đây là giải pháp có ý nghĩa đột phá, giải pháp này sẽ cộng hưởng với tinh thần cải cách quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, đặc biệt trong cắt giảm giấy phép con và thủ tục hành chính. Với giải pháp này, chúng ta sẽ khởi động được một hành trình nâng cấp chính thức hóa khu vực kinh tế tư nhân, chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN. "Như vậy, mục tiêu có được 1, 2 hay 3 triệu DN sẽ là mục tiêu trong tầm tay", đại biểu nhấn mạnh. |
H.Y