Đưa trẻ đến khám bệnh tại Trung tâm Nhi,òngbệnhchotrẻmùanắngnókèo cá cược bóng đá châu á Bệnh viện Trung ương Huế
Ngay trong tuần đầu tiên trở lại trường sau thời gian cao điểm phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thúy (Hương Chữ, thị xã Hương Trà) mua cho cậu con trai nhỏ chiếc xe đạp để luyện tập thể dục, nâng cao sức khỏe. Rất háo hức với món quà ấy, cuối chiều nào cậu bé cũng cùng nhóm bạn lau hau lớp 1, lớp 2 trong xóm đạp quanh. Chiều dịu nắng, nhưng do tiết trời oi bức nên cứ đạp quanh vài vòng, đám nhóc lại kéo nhau vào nhà chị Thúy bật quạt hong áo và tiếp sức bằng sữa, nước mát sẵn có trong tủ lạnh.
Liên tục 3-4 chiều như thế thì con trai chị Thúy bắt đầu kêu đau họng. Tưởng con cũng chỉ viêm họng như những lần trước, chị Thúy cho súc miệng nước muối đều đều. Qua ngày thứ hai, cậu con vẫn kêu đau họng, người thêm âm ấm. Thấy con chơi bình thường, chị Thúy vẫn chỉ để theo dõi, chưa định đi khám. Nhưng thêm một đêm, cháu chưa sốt cao nhưng đã húng hắng ho và khàn giọng. Đến sáng, con bắt đầu thở nhanh, người mệt rã. Ngay khi “thử” con bằng cách đưa điện thoại cho chơi game, con lắc đầu thì chị Thúy chắc chắn cần đưa con đi bệnh viện. Cháu được nhập viện cấp cứu ở Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế.
Đêm đó, cùng với cậu con trai của chị Thúy, có thêm 3 bạn nhỏ khác cũng được nhập viện cấp cứu, hỗ trợ thở oxy (khí dung) do khó thở. Liên tiếp những ngày sau đó, phòng thở khí dung ở Khoa Hô hấp – Miễn dịch của Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế, luôn có trẻ mới gia nhập đội quân “canh giờ” để đến lượt thở khí dung, dù phòng đã được trang bị đến 5 máy. Trong số những trẻ nhập viện đợt này, có những bé “đến hẹn lại lên”, nhưng cũng có nhiều bé chỉ mới vào viện lần đầu như con trai chị Thúy.
Sau thời gian dài được ở nhà để phòng tránh dịch bệnh COVID-19, thời điểm trẻ trở lại trường học lại đúng vào mùa nắng nóng, thêm thời tiết thất thường, dễ mưa vào các buổi chiều, là cơ hội thuận lợi cho nhiều bệnh bùng phát. Trong đó, đáng kể nhất là bệnh nhiễm siêu vi như: sốt siêu vi, cảm cúm…, bệnh đường hô hấp như: viêm phế quản, hen suyễn…, bệnh lý đường tiêu hóa như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn… và một số bệnh lây nhiễm khác như quai bị, thủy đậu, viêm não… Trong khi, trẻ em lại rất dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, sức đề kháng còn yếu, nhạy cảm với việc thay đổi môi trường. Nắng nóng kéo dài còn khiến nhiều trẻ đổ bệnh do giải nhiệt không đúng cách, như: để chế độ máy điều hòa quá thấp kéo dài, ngâm mình trong nước lạnh quá lâu, hay lạm dụng đồ ăn, nước uống quá lạnh...
Theo ThS. BS Phạm Hữu Trí, Trưởng khoa Khám bệnh Trung tâm Nhi, tại thời điểm này, dịch bệnh COVID-19 đã bước sang giai đoạn mới, người dân ngoại tỉnh còn hạn chế đi lại nhưng mỗi ngày khoa đã đón hơn 200 bệnh nhi. Với tình hình thời tiết hiện nay, các trẻ chủ yếu bị mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và nóng sốt. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của trẻ để phòng tránh một cách hiệu quả các bệnh liên quan đến thời tiết.
“Để phòng bệnh cho trẻ, trong thời gian trẻ ở trường, hệ thống y tế nhà trường phải cố gắng theo dõi sát các cháu và kịp thời phát hiện khi cháu có dấu hiệu khởi phát bệnh để thông báo cho gia đình các cháu. Tại nhà, ngoài yếu tố quan trọng là chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường lượng dịch uống để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… Bố mẹ cũng phải theo dõi sát nhiệt độ cơ thể của cháu và các dấu hiệu bất thường khác. Thực hiện tốt việc nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm ngừa đầy đủ tất cả những loại vaccine (bệnh lý nguy hiểm) phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này”, ThS. BS. Phạm Hữu Trí nói thêm.
Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN