【ket qua cac tran】Cân đối ngân sách nhà nước: Phải thực hiện đồng bộ cơ cấu thu

Sau 10 tháng,ânđốingânsáchnhànướcPhảithựchiệnđồngbộcơcấ<strong>ket qua cac tran</strong> NSNN thặng dư tương đương gần 1,6% GDP.

Sau 10 tháng, NSNN thặng dư tương đương gần 1,6% GDP.

Vì vậy, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tiết kiệm, hiệu quả hướng tới mục tiêu cân đối NSNN cần được thực hiện đồng bộ với cơ cấu lại thu NSNN.

*PV: Thu NSNN 10 tháng năm 2019 đã đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt hơn 86% dự toán. Ông đánh giá như thế nào về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2019?

-TS. Vũ Đình Ánh:Sau 10 tháng năm 2019, thu NSNN đã đạt được những kết quả rất tích cực.

Có được kết quả thu NSNN ấn tượng trước hết là nhờ điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi. Bên cạnh đó, để đảm bảo quy mô và tiến độ thu NSNN theo đúng dự toán, không thể phủ nhận vai trò và sự nỗ lực liên tục của toàn ngành Tài chính ngay từ những ngày đầu, tháng đầu; kiên quyết không lặp lại tình trạng “no dồn đói góp” và đủng đỉnh đầu năm, vội vã cuối năm như đã từng xảy ra trong hoạt động thu NSNN một số năm trước đây.

TS. Vũ Đình Ánh

TS. Vũ Đình Ánh

Chính nhờ những thay đổi tích cực có tính bản chất của tốc độ thu NSNN mà cân đối NSNN trong năm đã được đảm bảo; giảm áp lực căng thẳng tài chính khi cũng sau 10 tháng qua NSNN không những không bội chi mà còn thặng dư tương đương gần 1,6% GDP. Căn cứ vào kết quả thu thời gian qua, có thể tin tưởng, chúng ta sẽ vượt dự toán thu NSNN năm 2019 ở mức không thấp hơn 7,8% của năm 2018.

*PV: Khi nói đến tái cơ cấu lại ngân sách, ông thường nhắc đến cơ cấu chi ngân sách. Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ thu, thì phải cơ cấu lại chi tiêu công theo hướng tiết kiệm, hiệu quả để hướng tới mục tiêu cân đối được ngân sách. Ông có thể nói rõ thêm về điều này?

-TS. Vũ Đình Ánh:Thu và chi tương tự như hai mặt của đồng xu. Nếu chi NSNN lãng phí, hiệu quả thấp thì không chỉ làm mất ý nghĩa của những nỗ lực thu NSNN mà còn tác động tới động lực thu NSNN và cơ sở tăng thu NSNN một cách bền vững và hợp lý. Chính vì vậy, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tiết kiệm và hiệu quả hướng tới mục tiêu cân đối NSNN cần được thực hiện đồng bộ với cơ cấu lại thu NSNN; cũng như cơ cấu lại nợ công trong mối quan hệ biện chứng với cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu lại chi tiêu công nói chung, chi NSNN nói riêng có rất nhiều nội dung, trong đó nên ưu tiên một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, giảm tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN gắn với cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách định mức chi thường xuyên và thực hành tiết kiệm chi thường xuyên một cách triệt để, phổ biến và không có ngoại lệ.

Thứ hai, tăng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển từ NSNN, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí thông qua tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn quyền với trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu trong các quyết định liên quan đến đầu tư công.

Thứ ba, hoàn thiện và tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chi, kiểm toán liên quan đến chi NSNN và chi tiêu công, đặc biệt là chi từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN, giao nhận và sử dụng tài sản công.

Thứ tư, giảm dần tỷ trọng chi trả nợ, cả trả nợ lãi và nợ gốc thông qua cơ cấu lại nợ công đi đôi với quản lý nợ công chặt chẽ và đảm bảo sử dụng nợ công hiệu quả.

Thứ năm, chỉ tăng chi đầu tư phát triển (ĐTPT) thông qua giảm chi thường xuyên và chi trả nợ đồng thời siết chặt kỷ luật tài khoá sớm chấm dứt tình trạng chi NSNN vượt dự toán.

Thứ sáu, bên cạnh chi thường xuyên, ĐTPT và chi trả nợ lãi như hiện nay nên nghiên cứu bổ sung bộ phận chi chuyển giao tương tự như cơ cấu chi ở các nước công nghiệp phát triển để tạo điều kiện cơ cấu lại chi NSNN gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mục tiêu an sinh xã hội một cách rõ ràng, khả thi và hiệu quả.

*PV: Thu NSNN giai đoạn 2019 - 2020 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu nhiệm kỳ 5 năm (2016 - 2020). Theo ông, những tháng cuối năm 2019 và trong năm 2020 ngành Tài chính cần triển khai các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nào để thu ngân sách được căn cơ, bền vững hơn cũng như đạt mục tiêu đề ra?

-TS. Vũ Đình Ánh:Trong giai đoạn cuối tập trung hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thu NSNN giai đoạn 2016 - 2020, ngành Tài chính nên tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao khả năng và trình độ xây dựng dự toán thu NSNN đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và tính dự báo cao nhất.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính và hiện đại hoá trong ngành Thuế và Hải quan, tiếp cận gần nhất với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, nỗ lực hơn nữa trong công tác chống thất thu NSNN, giảm thấp nhất tình trạng trốn lậu thuế, gian lận thương mại và chuyển giá, tăng cường thanh kiểm tra đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN, giảm thiểu nợ đọng thuế.

Thứ tư, cải cách cơ cấu thu NSNN nói chung, cải cách cơ cấu thuế nói riêng theo đúng nội dung và lộ trình, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và lành mạnh, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

*PV: Nhìn vào bức tranh tài chính – ngân sách những năm qua, là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ông có thể đưa ra một vài nhận định về việc thực hiện các mục tiêu của ngành Tài chính trong nhiệm kỳ này?

-TS. Vũ Đình Ánh:Đến nay có thể khẳng định ngành Tài chính sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2016 - 2020, cả các mục tiêu định lượng cũng như định tính. Điển hình như hoàn thành hàng loạt mục tiêu về tổng thu chi NSNN, từ quy mô đến tỷ trọng so với GDP.

Các mục tiêu về cơ cấu lại NSNN cũng đều đạt được, thậm chí vượt cả mục tiêu. Đơn cử như mục tiêu giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN xuống 64% song thực tế năm 2018 con số này đã xuống tới còn 59% hay bội chi NSNN năm 2018 là 191,5 nghìn tỷ đồng, giảm 12,5 nghìn tỷ đồng so dự toán, bằng 3,46% GDP.

Đặc biệt, mục tiêu đảm bảo an toàn an ninh tài chính đã được thực hiện tốt khi tất cả các chỉ tiêu nợ đều giảm sâu dưới giới hạn trần cho phép. Đến ngày 31/12/2018, dư nợ công chỉ còn bằng 58,4% GDP, dư nợ chính phủ bằng 50% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 46% GDP. Bên cạnh đó, ngành Tài chính cũng thuộc nhóm ngành đi đầu cả nước trong cải cách hành chính, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, hiện đại hoá và áp dụng chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm chi tiêu công...

*PV: Xin cảm ơn ông!

Ngành Tài chính cũng thuộc nhóm ngành đi đầu cả nước trong cải cách hành chính, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ; cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh; hiện đại hoá và áp dụng chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tiết kiệm chi tiêu công...

Minh Anh (thực hiện)